Vào dịp cuối đông đầu xuân là thời điểm bệnh sởi ở trẻ em bộc phát và biến thành dịch. Sởi là bệnh theo mùa, thường lành tính, tỉ lệ gây tử vong thấp. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh là virus nên rất dễ lây truyền. Do đó mẹ cần có các kiến thức về bệnh sởi ở trẻ em để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não…
Tác nhân gây bệnh sởi ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em là một loại virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có hình cầu đường kính 120 – 250nm, rất dễ bị tiêu diệt bởi các yếu tố từ môi trường như thuốc sát trùng thông thường, nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời,
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, virus sởi bị tiêu diệt nhanh chóng chỉ trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 56 độ C.

Virus sởi có hai kháng nguyên
Hemagglutinin : Kháng nguyên kết hồng cầu
Hemolysin: Kháng nguyên tan hồng cầu
Dấu hiệu nhận biết bệnh
- Khi bị bệnh sởi trẻ thường có dấu hiệu như sau:
- Bỏ ăn, thân nhiệt tăng, sốt tay chân lạnh không rõ nguyên nhân
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
- Khi ngủ hay giật mình, tỉnh giấc giữa đêm
- Cơ thể mệt mỏi, mắt đỏ, xuất hiện các cộm mắt hoặc thường xuyên chảy nước mắt
- Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, viêm họng
- Trong môi, má trước răng hàm thấy có những chấm trắng như nhiệt miệng
- Sau tai, gáy, lưng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt.
Các giai đoạn của bệnh sởi ở trẻ em
Ủ bệnh
Tùy vào thể trạng của từng người bệnh mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau. Trung bình là 10 – 12 ngày. Nhưng cũng có trường hợp ngắn hơn với 7 ngày hoặc dài hơn 20 ngày.
Trong giai đoạn này, trẻ có thể sốt nhẹ trong 5 – 6 ngày đầu rồi khỏi. Thế nhưng 3 – 4 ngày sau, bé lại xuất hiện các triệu chứng sốt nhưng sốt cao hơn. Kèm theo đó là chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy. Nếu là trẻ sơ sinh, thời gian này bé thường xuống cân nhanh chóng.

Khởi phát
Thời kỳ này kéo dài 4 – 5 ngày. Bé xuất hiện sốt và viêm long. Trẻ thường đột ngột sốt cao từ 39 – 39.5 độ C, không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, chảy nước mắt, mắt đỏ, ho khan.
Qua ngày thứ hai, các triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn. Biểu hiện là các cơn ho khan kéo dài, khàn giọng, thanh quản bị viêm, thở rít.
Viêm phổi hay còn được gọi là nhiễm trùng bên trong phổi. Bệnh lý xuất hiện khi các virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo thành các ổ nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm phổi nhất, nhất là trong các thời điểm chuyển…
Quan sát vùng miệng sẽ thấy trên niêm mạc xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti tầm 1mm nổi gợn lên. Thường sau 24 – 48h các vết này sẽ lặn hết.
Mọc sởi (5-7 ngày)
Ở thời kỳ này, thân nhiệt của trẻ có thể tăng vọt bất thường, có khi sốt tới 40 độ C. Nghiêm trọng hơn bé có thể mê sảng, co gật. Sởi mọc nhiều tại các vị trí như tai, chân tóc rồi lan dần từ mặt, cổ, lưng, bụng và chân tay.
Tới ngày thứ ba, sởi sẽ mọc khắp người. Những vị trí thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng, cọ xát là nơi sởi mọc dày nhất. Chúng có thể mọc thành mảng trên da. Khi sởi mọc hết thì trẻ sẽ hết sốt và sởi bắt đầy bay.
Ban sởi bong tróc theo trình tự mà nó mọc. Khi biến mất, nó để lại các vết thâm trên da. Điều trị bằng thuốc 1 tuần thì sẽ khỏi. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn đau mắt, sổ mũi, quấy khóc, biếng ăn.

Hồi phục
Đây là giai đoạn hồi sức. Ban sởi bong tróc hết trong vòng 1 tuần. Trẻ có thể sinh hoạt bình thường sau 2 tuần.
Trẻ lại sức dần. Thường sau 1 tuần ban sởi bay hết và chỉ sau 2 tuần trẻ trở lại bình thường.
Sởi lây lan qua đâu?
Sởi gây ra bởi siêu vi sởi. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nói chuyện…với cường độ mạnh. 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu không chích ngừa. Cổ họng, mũi là nơi cư ngụ của siêu vi sởi.
Trước khi các vết ban đỏ xuất hiện thì người bệnh đã có thể lây truyền vius sởi. Khi người bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện, virus sẽ theo tuyến nước bọt bắn ra không khí. Người khỏe mạnh khi hít vào sẽ bị lây bệnh.
Bệnh sởi ở trẻ em – Những biến chứng nguy hiểm
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Biến chứng đường hô hấp
Biến chứng xuất hiện ở cả giai đoạn sớm, thời kỳ khởi phát do virus. Hoặc giai đoạn muôn, do bội nhiễm, xuất hiện sau khi mọc ban.
Do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Triệu chứng đó là trẻ đột ngột sốt lại, ho nhiều, bạch cầu trong máu tăng. Đi khám X quang phổi thấy viêm phế quản.
Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.
Biến chứng thần kinh
Sởi là một trong những loại bệnh có khả năng lây lan nhanh và có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào trong đời người. Đặc điểm của bệnh Sởi là sau khi ta mắc phải, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra miễn dịch để ngăn…
Viêm não – màng não – tủy cấp
Viêm não – màng não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ gây tử vong cao, chỉ gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Biến chứng này thường gặp ở trẻ lớn, xuất hiện vào ngày thứ 3 – 6 của ban. Biểu hiện là sốt co giật, rối loạn trí thức, hôn mê, liệt nửa người hoặc chi, liệt dây thần kinh số 3, 7.
Viêm màng não kiểu thanh dịch
Viêm tủy liệt
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert)
Đối tượng từ 2 – 20 tuổi. Xuất hiện muộn sau vài năm khi trẻ đã khỏi hẳn bệnh. Đồng nghĩa với việc virus sởi có thể sống trong cơ thể nhiều năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa
Viêm niêm mạc miệng
Cam mã tấu (noma)
Bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent – một vi khuẩn hoại tử gây loét niêm mạc miệng. Sau đó lan rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở có mùi hôi.
Viêm ruột do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…
Biến chứng tai – mũi – họng
Ngoài ra, người bệnh rất dễ mắc phải một số loại bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi
Hiện trại chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Bác sĩ kê đơn chủ yếu dựa vào các biểu hiện bệnh cũng như chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Khi trẻ bị sởi bạn cần phải:
Cách lý trẻ lập tức khi thấy xuất hiện sốt, viêm long. Cho bé nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, đủ sáng, tránh gió.
- Thường xuyên vệ sinh thân thể, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn
- Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ
- Có thể sử dụng một số dung dịch diệt khuẩn như nước muối để xúc miệng.
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa giàu protid và caroten, cho uống nhiều nước. Bổ sung ion bằng dung dịch oresol hay nước quả tươi.
- Khi sốt quá cao, dùng khăn ấm để lau, cho uống paracetamol, cho uống thuốc giảm ho.
- Để đề phòng khô mắt do thiếu vitamin A, có thể cho trẻ uống vitamin A 100.000 đơn vị trong hai ngày đầu.
Khi con em mình xuất hiện các triệu chứng bệnh sởi, tốt nhất bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chuẩn đoán, kê đơn điều trị. Sức đề kháng của bé thường yếu và khó hồi phục sau khi bệnh. Mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt.
Theo Khoe.online tổng hợp
Xem thêm: Tại đây