Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Tác giả: huong

Sởi là một trong những loại bệnh có khả năng lây lan nhanh và có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào trong đời người. Đặc điểm của bệnh Sởi là sau khi ta mắc phải, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra miễn dịch để ngăn chặn lần phát bệnh tới. Song cũng có rất nhiều trường hợp khi bệnh Sởi xuất hiện và không được chữa trị kịp thời đã để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau. Đặc biệt với những trường hợp bệnh sởi ở trẻ em, cha mẹ cần có những biện pháp quan tâm và chữa trị đúng lúc, tránh để bệnh trở nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

 bệnh sởi ở trẻ em

1. Bệnh sởi là gì?

Bệnh Sởi có tên Tiếng Anh là Measles hay Rubeola, là một trong những chứng bệnh thường gặp với những biểu hiện chung là sốt, hoa mắt, phát ban, mắt đỏ… Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ và có thể lây lan thành dịch khi không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Trong quá khứ, bệnh Sởi từng là một trong những dịch bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng và gây tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng ngày nay bệnh đã được ngăn chặn kịp thời do tìm ra được loại vắc xin phòng bệnh và chữa trị hiệu quả.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Sởi ở trẻ em

Hầu hết các cơ sở y tế địa phương đều khuyến cáo cha mẹ đưa con nhỏ đến tiêm phòng ngừa Sởi. Song tác dụng của vắc-xin chỉ có tính tương đối chứ không có tính tuyệt đối, do vậy khả năng nhiễm bệnh vẫn khá cao.

  • Hầu hết trẻ bị nhiễm Sởi do dịch Siêu vị Sởi xuất hiện trong một thời gian bất kì. Siêu vị Sởi thường tập trung nhiều ở vùng mũi và cổ họng của bệnh nhân, từ đó lan ra ngoài thông qua hô hấp. Cụ thể những tác nhân sau đây sẽ khiến trẻ bị nhiễm bệnh nhanh hơn:
  • Nhiễm bệnh qua đường hô hấp khi trẻ hít phải virut Sởi trong không  khí.
  • Trẻ ngồi gần bệnh nhân Sởi và bị lây khi người bị Sởi ho, hắt hơi, nói chuyện…
  • Một số trường hợp lây gián tiếp.

3. Những biểu hiện của bệnh Sởi

Bệnh Sởi thường không có những biểu hiện rõ rệt ở ban đầu, mà chỉ có những triệu chứng như cảm, sốt thông thường khiến nhiều cha mẹ không thể nhận biết để đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.

 bệnh sởi ở trẻ em

Những biểu hiện của bệnh Sởi được chia thành 3 giai đoạn chính:

– Giai đoạn ủ bệnh : kéo dài từ 8-11 ngày.

– Giai đoạn khởi phát : kéo dài từ 3-4 ngày.Có các biểu hiện:

Sốt nhẹ, đôi khi cao.

Có các triệu chứng giống với cảm cúm như ho, chảy nước mũi và nước mắt, sưng nề mí mắt, mắt có ghỉ..

Nội ban (hạt Koplick) bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sốt. Những hạt này xuất hiện ở niêm mạc và bên trong gò má, kéo dài từ 1-2 ngày. Nếu thấy hạt này xuất hiện, bạn có thể chắc chắn khả năng con mình nhiễm Sởi là 70% và cần đưa bé đến khám bác sĩ để được chuẩn đoán kịp thời.

– Giai đoạn toàn phát

Sau khi nổi hạt Koplick và hạt tan, giai đoạn phát ban bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 4-6. Những vết ban thường có màu đỏ nhạt, mọc rải rác hoặc dính thành mảng lớn với nhau, tùy theo mức độ nhiễm mà lên nhiều hoặc ít.

Ban khi nổi lên thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé, đôi khi sốt nhưng không còn quá cao.

– Giai đoạn lành bệnh

Sau khi được khám và chữa trị theo đơn thuốc của bác sĩ, cơ thể lúc này cũng đã dần hình thành nên một số kháng thể lại virut Siêu vi Sởi. Các vết ban đỏ cũng sẽ tự động nhạt dần rồi biến mất ở ngày thứ 6 của chu kì bệnh. Nếu những vết ban trước kia nổi quá nhiều, thì bé cũng sẽ có những biểu hiện nốt ban dần thâm lại, tróc lớp da mỏng và mịn kiểu vảy cám và lành dần.

Những điều cần lưu ý về tiêm phòng sởi

Sởi là một trong những dịch bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao cho những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh sởi đó là đưa trẻ em tới tiêm phòng sởi để đảm bảo trẻ có thể chống lại…

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Biến chứng đường hô hấp

Viêm thanh quản

Biến chứng xuất hiện ở cả giai đoạn sớm, thời kỳ khởi phát do virus. Hoặc giai đoạn muôn, do bội nhiễm, xuất hiện sau khi mọc ban.

Viêm phế quản

Do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Triệu chứng đó là trẻ đột ngột sốt lại, ho nhiều, bạch cầu trong máu tăng. Đi khám X quang phổi thấy viêm phế quản.

Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.

Biến chứng thần kinh

Viêm não – màng não – tủy cấp

Viêm não – màng não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ gây tử vong cao, chỉ gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Biến chứng này thường gặp ở trẻ lớn, xuất hiện vào ngày thứ 3 – 6 của ban. Biểu hiện là sốt co giật, rối loạn trí thức, hôn mê, liệt nửa người hoặc chi, liệt dây thần kinh số 3, 7.

Viêm màng não kiểu thanh dịch

Viêm tủy liệt

Viêm màng não

Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert)

Đối tượng từ 2 – 20 tuổi. Xuất hiện muộn sau vài năm khi trẻ đã khỏi hẳn bệnh. Đồng nghĩa với việc virus sởi có thể sống trong cơ thể nhiều năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng đường tiêu hóa

Viêm niêm mạc miệng

Cam mã tấu (noma)

Bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent – một vi khuẩn hoại tử gây loét niêm mạc miệng. Sau đó lan rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở có mùi hôi.

Viêm ruột do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…

Biến chứng tai – mũi – họng

Ngoài ra, người bệnh rất dễ mắc phải một số loại bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà

5. Chữa trị bệnh Sởi cho bé tại nhà

Việc làm đầu tiên sau khi cha mẹ phát hiện trẻ nhỏ trong nhà có các biểu hiện của Sởi là đưa đến bác sĩ, và có được những tư vấn chữa trị tốt nhất. Đồng thời những giải pháp sau đây cũng sẽ giúp bạn có thể các kinh nghiệm chăm sóc bé tốt hơn.

  • Áp dụng các giải pháp hạ sốt kịp thời cho bé như chườm lạnh, nới lỏng quần áo, dùng thuốc nhét để hạ sốt.
  • Cho trẻ nằm các ly trong phòng thoáng, không có gió lùa, nhiệt độ không quá thấp.
  • Không cho bé ăn các thức ăn có tính hàn, dễ dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt vịt…
  • Thường xuyên bù nước cho bé, 8 ly nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước do sức khỏe suy yếu.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng 3-4 lần/ngày.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng kháng sinh hay vitamin bất kì nếu không có lời khuyên của bác sĩ.

6. Lưu ý khi trẻ bị Sởi

  • Kiêng gió, kiêng nước và cho trẻ ở tại những khu vực thoáng đãng nhưng kín gió.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong thời gian bị bệnh, chỉ lau người nhanh cho bé bằng nước ấm mỗi ngày.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ, mang các khẩu trang khi ra đường trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
  • Nếu chưa tiêm phòng ngừa Sởi thì cần nhanh chóng đưa bé đến tiêm phòng ngừa.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ trong thời gian dịch bệnh, và khi trẻ trong nhà bị Sởi.
  • Cập nhật những thông tin và kiến thức mới nhất về vấn đề bệnh Sởi ở trẻ em, để có được những giải pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Khi con em mình xuất hiện các triệu chứng bệnh sởi, tốt nhất bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chuẩn đoán, kê đơn điều trị. Sức đề kháng của bé thường yếu và khó hồi phục sau khi bệnh. Mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt.

Theo khoe.online