Tự kỷ là một trong những biểu hiện của rối loạn tâm thần. Số lượng người mắc căn bệnh này ngày một tăng lên. Tuy nhiên nhận biết các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em chưa được quan tâm nhiều. Do đó, trẻ mắc bệnh thời gian dài mới được phát hiện. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Vậy nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em qua những dấu hiệu nào?

Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tùy vào mức độ nhẹ hay nặng mà bệnh tự kỷ ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác nhau. Nhưng đa số, khi mắc bệnh trẻ thường có các biểu hiện sau đây:
Rất ngại giao tiếp với người khác
Trẻ thường không cười, thường nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc. Một trong những biểu hiện đáng chú ý nữa đó là hay lặp lại những câu nói hay từ ngữ vô nghĩa, gầm gừ.
Có những hành động lặp đi lặp lại
Đây là biểu hiện mà nhiều bố mẹ bỏ qua. Khi bé xuất hiện các hành vi dập khuôn lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi ngày thì rất có thể trẻ đã mắc phải bệnh tự kỷ. Ví dụ điển hình như lắc lư người ra phía trước hoặc sau, đập đầu, bật công tắc liên tục…
Ít tham gia vào các hoạt động tập thể
Khi mắc bệnh tự kỷ trẻ ít hứng thú với các trò chơi, hoạt động tập thể. Việc chơi thường cứng nhắc dập khuôn. Thay vì cho xe chạy, bé chỉ xoay bánh xe ô tô hoặc không chơi các trò chơi mang tính sáng tạo, bộc lộ cảm xúc.

Khó thích ứng với sự thay đổi của môi trường
Tư duy trẻ khi mắc bệnh tự kỷ thường rất cứng nhắc. Vì vậy trẻ rất khó thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh hoặc những công việc diễn ra hàng ngày. Chẳng hạn như đi học theo một con đường duy nhất, chỉ ăn một thức ăn nhất định. Khi bố mẹ thay đổi cách khác với bé, ngay lập tức phản ứng mạnh mẽ như la khóc, cào cấu để chống lại.
Bệnh trầm cảm là một bệnh lý thường gặp, biểu hiện là trạng thái buồn bã, chán nãn. Người bệnh thường thu mình và không muốn giao tiếp với mọi người. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới thể chất cũng như tinh thần của con người. Cùng tham khảo ngay những…
Cách nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn
Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường.
Mới sinh đến 6 tháng tuổi
- Không lấy đồ vật đưa cho bé
- Không có những âm thanh bi bô
- Không có những phản ứng khi được kích thích như cười, giỡn
- Bé hay quấy khóc, cáu giận
Từ 6 – 24 tháng
- Không thích ba mẹ ôm, chơi cùng
- Không phản ứng lại khi gọi tên
- Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản (“Ú à”, “Bye-bye”)
- Bé chưa nói được
- Không quan tâm tới đồ chơi trẻ em
- Thích nhìn ngắm bàn tay của mình
- Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng
- Thích đi kiễng chân – đi bằng 5 đầu ngón chân
- Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa
Từ 2 đến 3 tuổi
- Thích chơi một mình, không kết bạn, tránh giao tiếp
- Không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi
- Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo
- Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn
- Sử dụng đồ chơi không thích hợp
- Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường, đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ
- Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn
- Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý
- Tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện
- Không đoán biết được những nguy hiểm
- Thích ngửi hay liếm đồ vật
- Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe
- Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói
Từ 4 đến 5 tuổi
- Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển thì chỉ thường lặp lại ngôn từ của người khác
- Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm
- Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài
- Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử
- Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật
- Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai
- Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu)
- Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày
- Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện
- Tự làm tổn thương mình
- Tự kích động.
Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ là một triệu chứng bệnh đặc biệt và hiếm gặp. Các biểu hiện bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ cũng rất khó nhận biết. Tuy vậy việc không phát hiện sớm và có những biện pháp chữa trị hiệu quả, trẻ nhỏ sẽ có…
Cách điều trị bệnh tự kỷ
Do biểu hiện bệnh lý ở mỗi trẻ không giống nhau nên không có phương pháp điều trị chuẩn nào cho tất cả mọi trường hợp. Các ông bố bà mẹ nên đưa trẻ thăm khám để có hướng điều trị đúng đắn. Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em như là:
Phương pháp y học
Sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin đặc biệt các vitamin nhóm B giúp trẻ giảm bớt các chấn động của não bộ. Để giúp trẻ ổn định hơn có thể sử dụng thêm thuốc chống suy nhược, thuốc bổ thần kinh. Nhưng nên nhớ phải đảm bảo đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Liệu pháp giao tiếp
Liệu pháp này giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong giao tiếp. Làm quen với cách sử dụng ngôn ngữ, động viên trẻ tương tác với xã hội. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian và kiên trì để hướng dẫn bé từ từ tiếp xúc với mọi người. Lâu dần bé sẽ quên và mất dần đi suy nghĩ ngại ngùng sợ trong giao tiếp.

Bên cạnh đó bạn nên dạy cho bé cách xử lý tình huống điển hình, thường xuyên đi chơi, dã ngoại cùng trẻ, trị liệu cảm giác, cho bé tham gia hoạt động tại các trung tâm dành cho trẻ tự kỷ…cũng là một trong những cách giúp con em mình sớm cải thiện tình trạng này.
Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì cả bậc phụ huynh và trẻ. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn sẽ giúp bé phát triển được một số ưu điểm của bản thân và giúp bé hòa đồng hơn với mọi người.
Theo Khoe.online tổng hợp