Sốt vàng da là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất khởi phát ban đầu tại Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy đã có vắc xin phòng chống bệnh nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn người mắc bệnh ở châu Phi. Với tốc độ phát triển rất nhanh, nó có thể lây lan sang châu Âu, châu Á, châu Mỹ và có nguy cơ trở thành đại dịch toàn cầu.
- Bệnh dại lây truyền như thế nào?
- Sốt thương hàn có nguy hiểm hay không?
- Sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Bệnh truyền nhiễm sốt vàng da
Sốt vàng da hay còn gọi là bệnh sốt xuất huyết gây vàng da – là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Bệnh sốt vàng da khởi phát từ Angola vào năm 1986 khiến 250 người phải tử vong.
Nguyên nhân là do siêu vi rút sốt vàng Yellow Fever Virus thuộc họ Flavividae, giống Flavivirus. Nó được xác định là lây truyền qua đường muỗi Aedes. Ở thành phố, bệnh lan truyền do muỗi Aedes aegypti. Thời điểm phát triển của loại muỗi này là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao.
Triệu chứng phát bệnh
Khi bị muỗi đốt, virus sốt vàng xâm nhập vào người, ủ bệnh trong vòng từ 3 – 6 ngày. Sau đó mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên:
– Đau nhức cơ thể, người mệt mỏi.
– Sốt đột ngột, ớn lạnh.
– Buồn nôn và nôn liên tục.
Sau đó, bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các dấu hiệu:
– Sốt cao.
Hiện tượng bà bầu bị đau lưng khi mang thai là hiện tượng thường hay thấy, vậy nguyên nhân gây đau lưng là gì và làm sao để khắc phục được hiện tượng này? Hiện tượng chuột rút khi mang thai Ốm nghén ở đầu thai kỳ Bà bầu bị táo…
– Đau bụng.
– Gan bị tổn thương.
– Vàng da ở mức độ vừa hoặc nặng.
Biến chứng có thể xảy ra: xuất huyết niêm mạc, suy thận, suy gan, sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Phòng chống dịch bệnh
Bệnh sốt vàng da cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ tập trung dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Khi nhập viện, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, chống suy gan, trợ tim mạch. Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn dùng thuốc kháng sinh. Để phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Tiêm vắc xin
Vắc xin bệnh sốt vàng da là vắc-xin 17D sống giảm độc lực, chế tạo từ phôi gà. Loại vắc xin này an toàn, tạo được hệ miễn dịch lâu dài. Chúng ta chỉ cần tiêm 1 lần, hiệu lực đạt 90%. Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm cho đối tượng sinh sống hoặc đi du lịch ở vùng đang có dịch (Nam Mỹ hoặc châu Phi). Lưu ý, trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi không thể tiêm được vắc xin này.
2. Phòng chống muỗi
– Tiến hành diệt lăng quăng.
– Đậy kín các dụng cụ chứa nước (xô, chậu, lu, khạp…).
– Bỏ muối vào các chân chén nước để kê tủ.
– Dọn dẹp, thu gom rác cũng như phế thải xung quanh nhà.
– Phun hóa chất diệt muỗi nơi ở.
– Sử dụng bình xịt muỗi để diệt muỗi trong nhà.
3. Tuyên truyền cộng đồng
Sốt vàng da là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ trở thành đại dịch bất cứ lúc nào. Vì vậy, địa phương cần có kế hoạch tuyên truyền kiến thức cơ bản về bệnh cũng như cách phòng ngừa. Các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh và nơi có cửa khẩu quốc tế cần có phương án giám sát phát hiện bệnh chặt chẽ. Đồng thời, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa bệnh dịch ở người lao động đã từng đi làm hoặc chuẩn bị đi làm ở khu vực châu Phi, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để ứng phó khi cần thiết.
Mang thai là một giai đoạn không hề dễ dàng vì không chỉ phải lo cho thai nhi mà cả sức khỏe của người mẹ cũng cần nhiều lưu ý cẩn thận. Đặc biệt là khi bà bầu bị những chứng bệnh thường gặp như tiêu chảy, nôn ói... Sau…
Mỗi cá nhân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống xung quanh để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi. Sau khi phát bệnh, bệnh nhân cần được cách ly theo dõi trong 1 – 2 tuần. Những người thân hoặc cùng sống với bệnh nhân cũng cần phải đăng ký với cơ sở y tế và được theo dõi trước khi phát bệnh 5 ngày.
Bệnh sốt vàng da hiện đang lưu hành tại 40 quốc gia và có gần tỷ người đang sống tại vùng có bệnh hoành hành. Nó xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi hoặc giới tính. Tại Việt Nam tuy chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh sốt vàng da thế nhưng mỗi người dân cần có ý thức cảnh giác và đề phòng bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Theo Khoe.online tổng hợp