Tuy tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là khá thấp, nhưng mẹ cũng nên cẩn thận, đặc biệt trong những ngày nắng nóng đầu hè. Đa phần các ca nhiễm thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ người mẹ bị nhiễm thủy đậu trong quá trình mang thai hoặc sau khi mang thai.
Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Theo thống kê của ngành Y tế, bệnh thủy đậu thường bắt đầu vào tháng 3, tháng 4 trong năm, và trở nên cao điểm vào những ngày nắng nóng. Khi thời tiết nóng, ẩm, cộng thêm một số yếu tố tác động bên ngoài, mầm bệnh sẽ dễ dàng lây lan và phát triển.
Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…
Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh có thể bị thủy đậu:
Trẻ nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc, khó chịu. Ban đầu nốt ban xuất hiện trên mặt, sau đó lan xuống bụng rồi phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban đỏ này, mụn nước sẽ dần hình thành. Số lượng mụn nước trên người trẻ sơ sinh ước tính khoảng 250-500 cái.
Trẻ sốt cao trong những ngày đầu nhiễm virus. Thân nhiệt trẻ sơ sinh lúc này vào khoảng 39-39,5 độ C.
Mẹ cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu tương tự như bệnh cúm: Ho nhẹ, chảy nước mũi, thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú. Đây được xem là những triệu chứng dễ xuất hiện trước khi cơ thể phát ban khoảng 2-3 ngày.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thủy đậu
Do bẩm sinh
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển. Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu bị thủy đậu trong thời gian thai nghén 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.
Bệnh thủy đậu thường không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu bị thủy đậu khi mang thai thì cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng. Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không? Như đã nói ở trên thì trong thời…
Do lây nhiễm
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, bệnh thủy đậu lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc da. Với trẻ sơ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như 24/24. Do đó, khi mẹ gặp bất cứ bệnh gì, không riêng thủy đậu, đều rất dễ lây cho bé, nhất là khi lại cho bé bú. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng bị thủy đậu, mẹ cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho con bú. Lúc này để duy trì lượng sữa, mẹ nên dùng máy vắt sữa. Nếu cả mẹ lẫn bé đều mắc bệnh, có thể cho bé bú bình thường.
Con chị Nguyễn Thị Ngọc H., mới sinh được chín ngày thì bị nổi bóng nước khắp người nên gia đình đưa vào bệnh viện. Mẹ bé kể sau khi sinh bé vài ngày thì chị bị bệnh thủy đậu, sợ lây cho bé nên chị mang khẩu trang khi cho con bú, nhưng sau đó bé cũng bị bệnh và nổi bóng nước khắp người.
Bác sĩ khám và chẩn đoán bé H bị bệnh thủy đậu bội nhiễm phổi nên phải điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ giải thích: “Bệnh thủy đậu đa số tự lành sau một tuần, riêng bé H. còn quá nhỏ, lại bị nhiễm trùng cơ hội nữa nên phải điều trị tích cực nhiều ngày hơn. Mẹ mang khẩu trang chỉ tránh cho bé lây qua đường hô hấp, chứ không tránh được lây qua đường tiếp xúc với bóng nước trên da của mẹ khi cho con bú nên bé bị nhiễm…”.
Bệnh thủy đậu xuất hiện với các nốt mụn nước trên da, gây ra những tổn thương trên mô da và khả năng để lại sẹo cao nếu không điều trị đúng cách. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân mắc bệnh phải đối mặt với các tình trạng ngứa, rát…
Phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu của trẻ sơ sinh trong mùa dịch
Trong trường hợp bà mẹ của bé H., để tránh lây cho con, ngoài mang khẩu trang, mẹ phải tránh tiếp xúc trực tiếp với bé, không ôm ấp, dỗ dành, không cho bú trực tiếp, mà nên vắt sữa ra ly rồi nhờ người khác mang đến cho bé bú (virút thủy đậu không truyền qua sữa mẹ). Tuy nhiên, khi cả hai mẹ con đều bị thủy đậu thì không cần phải cách ly, vì mỗi người chỉ bị bệnh thủy đậu một lần duy nhất trong đời.
Đề phòng bệnh thủy đậu cho trẻ sơ sinh, quan trọng nhất là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Mẹ được chích ngừa sẽ phòng bệnh cho mẹ và phòng bệnh cho cả con mình, vì kháng thể chống virút thủy đậu của mẹ sẽ theo đường máu vào nhau thai và cả theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời.
Bà mẹ mang thai mà mắc bệnh thủy đậu rất nguy hiểm cho thai nhi, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, virút sẽ qua nhau thai rồi gây rối loạn sự phát triển của thai nhi như: thai chậm phát triển, dị dạng, đa dị tật ở tim, mắt, đầu nhỏ, bại não, sẩy thai… Nếu mẹ mắc bệnh lúc gần sinh thì bé sinh ra có thể sẽ bị thủy đậu toàn thân như nổi bóng nước khắp người, bội nhiễm ở phổi, não, màng não, nặng nhất có thể tử vong.
Theo khoe.online tổng hợp