Nhiều dịch bệnh đang xuất hiện đồng loạt trở lại

Tác giả: huong

Không chỉ dịch sốt xuất huyết xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm, các hộ gia đình cũng nên đồng thời phòng tránh các loại dịch bệnh viêm não Nhật Bản, dịch liên cầu lợn để đảm bảo sức khỏe của các thành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nhiều dịch bệnh đang xuất hiện đồng loạt trở lại
Sốt xuất huyết và các loại dịch bệnh khác đang có dấu hiệu tăng cao

Tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết đang ở mức báo động

Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế chiều 24-7 cho biết tính đến nay đã có gần 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 17 người đã tử vong.
Theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, so với cùng kỳ 2016, số mắc và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng, trong đó miền Bắc (chủ yếu là Hà Nội) đã tăng cao bất thường gấp trên 7 lần so với cùng kỳ. Đã có 3 bệnh nhân ở Hà Nội tử vong sau nhiều năm TP này không có bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong.

Ông Phu cũng cho biết hiện 61/63 tỉnh thành có dịch sốt xuất huyết, 26 tỉnh thành trong đó có số mắc tăng cao so với cùng kỳ.

Theo ông Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, năm 2017 có nhiều yếu tố cho thấy dịch sốt xuất huyết sẽ gia tăng: 2017-2018 là năm chu kỳ dịch tăng cao, mùa mưa đến sớm hơn và miền Bắc nóng ẩm kéo dài do nhuận hai tháng sáu âm lịch.

Nhen nhóm dấu hiệu xuất hiện các loại dịch bệnh khác

Trong khi đó, dịch viêm não Nhật Bản cũng đã có hơn 90 bệnh nhân được xét nghiệm xác định mắc bệnh, 3 người trong đó đã tử vong. Số ca mắc và tử vong đều tăng so với cùng kỳ 2016.

Bệnh liên cầu lợn thì có 75 ca mắc, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, trong đó 5 người đã tử vong.

Bệnh bạch hầu cũng tăng số ca tử vong. Bệnh ho gà có gần 300 trẻ được chẩn đoán xác định mắc bệnh, 5 cháu đã tử vong, so với cùng kỳ 2016 cả số mắc và tử vong đều tăng mạnh.

Các bệnh viện tại TP.HCM đang có nguy cơ quá tải bệnh nhân

TP.HCM đang là ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất cả nước với hơn 10.000 ca. Thành phố còn gánh thêm bệnh nhân đến từ các khu vực lân cận đến điều trị. Suốt từ 6 tháng đầu năm đến nay ghi nhận đã có hơn 10,000 ca sốt xuất huyết vớ 4 trường hợp đã tử vong.

Là tỉnh thành có ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất cả nước, các bệnh viện tại TP.HCM còn phải gánh thêm bệnh nhân đến từ các tỉnh miễn Tây và Đông Nam Bộ. Bệnh viện Nhi đồng 1, 2, bệnh viện Nhiệt Đới đang có nguy cơ quá tải bệnh nhân nếu dịch sốt xuất huyết không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chị Võ Thị Liêm (quê huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết con trai Nguyễn Đình Duy bị sốt được chuyển vào Bệnh viện tỉnh Tiền Giang cấp cứu, song bệnh tình nặng nên được bác sĩ cho chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM). Chị Liêm đã túc trực bên giường 4 ngày liền và chưa có một phút giây được nghỉ ngơi.

Nhiều dịch bệnh đang xuất hiện đồng loạt trở lại
Con chị Liêm phải chuyển vào viện thành phố để điều trị chuyên sau do bệnh chuyển biến nặng

Anh Lê Chí Dũng (35 tuổi, An Giang) đưa con trai nhập viện được 2 ngày. Trước đó, anh cho biết đã điều trị ở Bệnh viện tỉnh An Giang 6 ngày nhưng không an tâm nên chuyển con lên Sài Gòn.

Nhiều dịch bệnh đang xuất hiện đồng loạt trở lại
Anh Lê Chí Dũng hiện đang túc trực chăm sóc con tại bệnh viện

Bình quân một tuần bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận và điều trị nội trú cho khoảng 60-70 bệnh nhi sốt xuất huyết. Đồng thời, mỗi ngày có khoảng 100 bệnh nhi điều trị ngoại trú đến thăm khám, điều trị.

Trước đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố có 9.628 ca mắc sốt xuất huyết, 17/24 quận huyện có số ca sốt xuất huyết tăng so với năm 2016. Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 3 ca tử vong vì sốt xuất huyết.

Bệnh viện Nhiệt Đới đã tiếp nhận 4.238 ca sốt xuất huyết, nhập viện nội trú điều trị hơn 100 ca. Còn Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi tuần có khoảng 60-70 bệnh nhi nhập viện vì sốt xuất huyết. Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết, từ đầu năm đến nay đã điều trị 3.696 ca ngoại trú, chỉ tháng 7 đã có 506 ca. Số ca điều trị nội trú là 1.623 ca.

Nhiều dịch bệnh đang xuất hiện đồng loạt trở lại
Các hộ gia đình đang được địa phương hỗ trợ phun chống diệt muỗi tại nhà

Trong chuyến công tác ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo ngành y tế dự phòng thành phố quyết liệt dập dịch. “Người dân thường ít để ý đến những vật dụng bình thường trong ở gia đình như bình hoa trên bàn thờ, vỏ lốp xe, chum vại bị đọng nước. Đó đều là những nơi thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, phát sinh ổ loăng quăng. Các địa phương cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, dập những ổ dịch nguy cơ để tránh bùng phát”, ông Long nói.

Giải pháp tốt nhất hiện nay là các hộ gia đình nên chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết tại nhà bằng các biện pháp diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đặc biệt các gia đình có con nhỏ nên hết sức lưu ý đề phòng, để tránh nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ.

Theo khoe.online tổng hợp