Viêm não Nhật Bản là loại bệnh cấp tính có khả năng lây nhiễm trên diện rộng qua đường muỗi đốt, với tỷ lệ xuất hiện cao ở trẻ nhỏ. Cập nhật các kiến thức phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ là rất quan trọng và thiết thực để bảo vệ tính mạng của trẻ nhất là trong thời điểm mùa dịch viêm não Nhật Bản đang xuất hiện trở lại.
- Triệu chứng, biểu hiện của bệnh teo não ở trẻ
- Suy thận mãn tính nguy hiểm như thế nào ?
- Mọi điều cần biết về tiêm phòng viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ
1. Bệnh viêm não nhật bản là gì?
Viêm não nhật bản là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính gây những tổn thương cho hệ thần kinh trung ương. Tác nhân chính gây ra bệnh này chính là virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Flavi, họ Arbovirus nhóm B gây ra. Đường lây nhiễm chính qua bệnh là qua muỗi đốt, cụ thể là loại muỗi Culex và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Nguồn gốc của bệnh bắt nguồn từ Nhật Bản và khá phổ biến tại Châu Á, với các biểu hiện tác động gây hiện tượng viêm não, viêm màng não ở người bị nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác, dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cao.
Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 2-6 tuổi do khả năng kháng bệnh hạn chế vì chưa được tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ liều vắc-xin đủ để hình thành kháng thể.
2. Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

Thời gian ủ bệnh của Viêm não Nhật Bản thường kéo dài trong khoảng từ 5 đến 15 ngày, khi đó có những triệu chứng như sau:
Giai đoạn khởi phát
Sốt đột ngột và không rõ nguyên nhân, sốt cao từ 39-40 độ kèm theo ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn.
Giai đoạn toàn phát
Tiếp tục sốt cao, đau đầu và có những dấu hiệu như của viêm màng não như: gáy cổ bị đau nhức, trẻ bị hôn mê, có thể bị nôn ói… Khu thần kinh trung ương bị tổn thương nghiêm trọng, có các biểu hiện co giật, sùi bọt mép, mắt trợn, nôn mửa, thở khò khè, hôn mê, huyết áp hạ nhanh.
Giai đoạn hồi phục
Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục tích cực và khỏe mạnh trở lại. Trường hợp nghiêm trọng có thể gặp phải di chứng sau hồi phục như tiêu cơ, cứng cơ, liệt chi dưới hoặc di trên, rối loạn tinh thần hoặc tử vong nếu điều trị muộn.
3. Nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản

Như đã đề cập, virus viêm não Nhật Bản lây nhiễm vào cơ thể người chính là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất. Loại virus này tập trung nhiều ở các khu chăn nuôi gia súc như lợn, gà, nơi có môi trường không đảm bảo vệ sinh, có nhiều muỗi, loăng quăng. Virus thường tiềm ẩn trong cơ thể của lợn, khi muỗi hút máu lợn bị nhiễm virus rồi truyền sang người qua đường muỗi chích.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh loại bệnh viêm não Nhật Bản này có khả năng lây truyền từ người sang người. Tuy vậy khả năng hạn chế lây truyền virus từ muỗi cũng rất thấp.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, song mùa hè là lúc bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất do tác động của thời tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi. Do đó, cần hết sức lưu ý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.
4. Cách xử lý khi trẻ bị viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm cho nên khi mắc bệnh nếu như không được phát hiện kịp thời hoặc không có cách điều trị đúng thì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
Ngay khi bé có những dấu hiệu sốt cao, đau cứng cổ gáy, nhức đầu, nôn ói.. nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tìm hiểu kĩ nguyên nhân. Không nên để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo dài có thể gây ra những biến chứng không thể cứu chữa, gây khả năng tử vong cao.
Những biện pháp hạ sốt chỉ có thể áp dụng ban đầu, sau 2-3 tiếng đồng hồ sốt vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn xuất hiện thêm các biểu hiện khác thì cần hết sức lưu ý.
5. Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Có rất nhiều giải pháp có thể phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản hiệu quả cho trẻ và người thân trong gia đình:
-Đảm bảo giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, chăn nuôi gia súc xung quanh nhà.
– Thực hiện các biện pháp ngừa muỗi, diệt muỗi, diệt loăng quăng trong nhà thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè, thời điểm dịch xuất hiện.
– Mắc màn khi ngủ cho trẻ để phòng ngừa muỗi đốt.
– Cho trẻ đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản ngay từ khi 1 tuổi hoặc đi tiêm ngay lập tức nếu chưa có kháng thể. Thực hiện định kỳ theo lịch 3-4 năm mỗi lần để tăng cường khả năng phòng bệnh.
– Người lớn cũng cần kiểm tra và tiêm phòng, đặc biệt là khi kháng thể đã hết hiệu lực.
– Lưu ý đến thời điểm mùa dịch xuất hiện để giữ an toàn cho trẻ.
Cần hết sức lưu ý khi dịch bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện để phòng ngừa cho trẻ. Mũi tiêm phòng viêm não Nhật Bản là một trong những mũi ngừa bệnh quan trọng mà cha mẹ cần áp dụng cho con nhỏ ngay khi đủ tuổi, không nên chần chừ có thể tăng cao khả năng nhiễm bệnh của trẻ.
Theo Khoe.online tổng hợp