Trẻ em dưới 2-3 tuổi rất hay thở khò khè, vì ở lứa tuổi này phế quản còn nhỏ nên rất dễ bị co thắt, phù nề và tiết dịch, hiện tượng này khá phổ biến đối với trẻ em sơ sinh. Vậy khi trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà có những nguyên nhân khác nhau:
– Đối với trẻ dưới 1 tuổi
- Mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.
- Trẻ bị ho, khàn tiếng cấp tính, thường bị vào ban đêm ở trẻ bị viêm thanh quản cấp tính.
- Trẻ bị sốt, viêm phổi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thở khò khè.
- Trẻ bị khối u trong phổi cũng khiến cho trẻ thở rất khó khăn.
- Trẻ bị viêm amidan cấp tính cũng làm cho trẻ thở khò khè và có đờm.
– Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Viêm tiểu phế quản, dị ứng và trào ngược dạ dày thực quản khiến cho trẻ thở khò khè.
– Đối với trẻ dưới 5 tuổi
Hen suyễn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ thở khò khè khi ngủ.
Cách chữa trẻ sơ sinh thở khò khè có đờm

Trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi, nhưng lỗ mũi nhỏ, rất dễ bị tắc khi bị cảm cúm, ho, làm cho trẻ thở khụt khịt. Tốt nhất bố mẹ nên xử lý bằng cách thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý. Nhưng để nhỏ mũi an toàn nhất cho trẻ bố mẹ cần phải tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Mẹ đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
- Bước 2: Mẹ nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
- Bước 3: Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
- Bước 4: 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thâm lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
Những trước khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc đưa bé đi bác sĩ thì bố mẹ nên theo dõi thật kỹ, phân biệt rõ ràng giữa thở khò khè và tắt ngạt mũi.
Riêng đối với những trường hợp dưới đây bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm:
- Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, trẻ khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ), khò khè tái phát cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng từ 3 – 4 tuần, cha mẹ cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp…).
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, các mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
- Trẻ bị khò khè kèm nôn ói, sốt.
- Nếu trẻ có khò khè cấp tính, đột ngột, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay, không được chờ đợi.
- Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
- Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân.
- Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt thì cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Hi vọng bài viết về cách chữa chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh trên đây có thể giúp ích cho nhiều bậc phụ huynh, đảm bảo sức khỏe cho các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo Khoe.online tổng hợp