Ngộ độc thịt ba ba nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cao

Tác giả: huong

Thịt ba ba là một tronh những món ăn đặc sản được nhiều người dân Việt Nam ưa chuộng. Tuy vậy loài vật này thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi chế biến và sử dụng, đặc biệt thịt ba ba có khả năng gây độc và dị ứng cao. Có không ít trường hợp tử vong do ngộ độc thịt ba ba, đòi hỏi người dân hết sức lưu ý và đề phòng khi ăn loại thịt này.

Ngộ độc thịt ba ba

Ăn thịt ba ba nguy cơ bị ngộ độc cao

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ba ba là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng thịt ba ba cũng có những chống chỉ định đặc biệt vì nếu làm sai có thể gây ngộ độc nặng. Đặc biệt, khi ba ba đã chết ươn thì tuyệt đối không được chế biến thành các món ăn vì rất dễ bị trúng độc. Nguyên nhân do thức ăn của ba ba là tôm cá, ốc, thủy sinh nên đường ruột của ba ba chứa nhiều vi khuẩn có hại. Khi ba ba chết vi khuẩn này sinh sôi, nẩy nở lây bệnh. Hơn nữa, thịt ba ba có rất nhiều chất đạm, các axit amin. Khi ba ba chết, những chất này nhanh chóng phân giải thành các nhóm amin và những chất thuộc nhóm amin. Thời gian ba ba chết càng lâu thì số lượng các nhóm này càng tăng nên dễ dàng gây trúng độc khi ăn.

Ruột ba ba thường có các vi khuẩn có hại và mầm bệnh. Bình thường, khi ba ba còn sống thì những độc tố trong ruột ba ba sẽ được đào thải bớt ra ngoài, nhưng nếu con vật này chết đi thì những vi khuẩn có hại vẫn tồn tại và sinh sôi hàng loạt trong ruột. Nếu ăn phải ba ba chết sẽ rất dễ bị lây truyền những mầm bệnh độc tố này. Trong thịt ba ba có rất nhiều chất đạm, các acid amin. Khi ba ba chết, những chất này nhanh chóng phân giải thành các nhóm amin và những chất thuộc nhóm amin. Thời gian ba ba chết càng dài thì số lượng các nhóm này càng nhiều nên dễ dàng gây trúng độc cho người sử dụng.

Chính vì vậy, tuyệt đối không được ăn thịt ba ba nhỏ vì không những không bổ dưỡng mà còn có độc. Tốt nhất là ăn ba ba đã trưởng thành. Khi trưởng thành ba ba có cân nặng từ 500gr, đầu tròn nhọn, đuôi ngắn nhỏ, có hình tam giác. Ba ba có chất lượng nhất là khoảng 8 – 9 tháng tuổi.

Triệu chứng ngộ độc thịt ba ba

– Thời kỳ ủ bệnh từ 2-20 giờ.

– Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.

– Mặt đỏ bừng, đau đầu, nổi mẩn ngứa toàn thân, thân nhiệt có thể hơi sốt, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi. Cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức để giải độc, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị ngộ độc thịt ba ba

Để tránh ngộ độc, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà nội trợ là dù có rẻ mấy thì cũng đừng mua và chế biến thịt ba ba làm sẵn, ba ba đã chết và cả những con ốm yếu sắp chết. Khi mổ thịt không nên để vỡ mật dây vào thịt.
Những người thường xuyên đi đại tiện lỏng không nên dùng ăn thịt ba ba, cũng như ăn lọa thịt này đối với rau cải, lá dâu, sò, ngao…
Người có tiền sử xuất huyết dạ dày, đường ruột, phụ nữ rong kinh, rong huyết… cũng không nên dùng. Khi chế biến cần thêm gừng, tiêu.

Xét về góc độ dinh dưỡng, một người cũng không nên ăn quá nhiều ba ba trong một bữa ăn vì hàm lượng protein trong thịt ba ba rất phong phú, nên rất khó tiêu. Ngoài ra, tuyệt đối không được ăn thịt ba ba nhỏ vì không những không bổ dưỡng mà còn có độc. Tốt nhất là ăn ba ba đã trưởng thành. Cách phân biệt dễ dàng nhất để phát hiện ba ba trưởng thành là dựa vào trọng lượng của con vật này. Thông thường, thể trọng trung bình của một ba ba trưởng thành nặng khoảng 500g, đầu tròn nhọn, đuôi ngắn nhỏ, có hình tam giác. Ba ba có chất lượng nhất là khoảng 8 – 9 tháng tuổi.

Những điều cấm kị khi chế biến thịt ba ba

  • Không ăn thịt ba ba khi đang ốm, phụ nữ sau khi sinh con
  • Không ăn thịt ba ba với rau kinh giới, trái đào, trứng gà
  • Không ăn thịt ba ba khi người quá gầy, bị nhức xương hay đang bệnh lao phổi
  • Không ăn thịt ba ba nếu không muốn đối mặt với nguy cơ dị ứng

Tốt nhất không nên ăn thịt ba ba để phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc thịt ba ba về sau. Người có tiền sử về vấn đề sức khỏe, người đang mang thai, kiêng hàn nên tuyệt đối tránh ăn loại thịt này.