Niềng răng: Những điều cần lưu ý khi quyết định niềng

Tác giả: huong

Niềng răng là phương pháp điều trị cho những hàm răng không được đều và đẹp. Niềng răng giúp khắc phục tối đa các vấn đề liên quan đến răng miệng và giúp người sở hữu hàm răng thêm tự tin trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu về thời gian và phương pháp niềng răng trước khi đưa ra quyết định có nên niềng hay không nhé.

1. Tìm hiểu về niềng răng

1.1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng răng mọc sai lệch, răng thưa, răng vẩu, móm… bằng cách sử dụng các dụng cụ y khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng để cố định vị trí của răng và tạo lực kéo đưa răng về vị trí mong muốn. 

Niềng răng giúp hàm răng đều đẹp vĩnh viễn và khả năng tái phát thấp nên giải pháp này thường được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng để điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Bài viết liên quan: 

Niềng răng móm: Chi phí, thời gian và hiệu quả chữa trị

Giá niềng răng hô là bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

Niềng răng

1.2. Đối tượng cần thực hiện niềng răng

Một số đối tượng cụ thể cần thực hiện niềng răng thẩm mỹ: 

  • Răng hô móm
  • Răng khấp khểnh, mọc sai vị trí
  • Răng thưa
  • Sai lệch khớp cắn, khớp thái dương hàm

1.3. Độ tuổi nào nên niềng răng?

5 – 10 tuổi là thời gian niềng răng tốt nhất. Thời điểm này còn gọi là giai đoạn tiền chỉnh nha cho trẻ em. Trong giai đoạn này, khung xương hàm và xương khẩu cái vẫn đang phát triển nên còn khá mềm. Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu sai lệch khớp cắn nào thì quá trình nong hàm và nắn chỉnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Giai đoạn 18 – 25 tuổi vẫn có thể thực hiện niềng răng thẩm mỹ do còn khả năng phục hồi. Tuy nhiên, thời gian niềng sẽ lâu hơn vì hàm đã cứng và buộc phải dùng biện pháp mắc cài. 

Đối với người từ 25 tuổi trở đi, việc niềng răng thực hiện nhưng khá vất vả, tốn kém và mất nhiều thời gian.

Tùy vào tình trạng răng, độ tuổi niềng răng và phương pháp thực hiện mà thời gian niềng có thể dài hoặc ngắn, nhanh nhất từ 4-6 tháng và chậm nhất có thể lên tới 3-4 năm. 

Xem thêm: Niềng răng trẻ em: Độ tuổi, phương pháp và chi phí thực hiện

2. Lợi ích của quá trình niềng răng

Niềng răng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng không chỉ riêng về mặt thẩm mỹ. 

  • Niềng răng giúp điều chỉnh vị trí, phương hướng răng phù hợp để khớp cắn hai hàm trên dưới nằm ở tỷ lệ chuẩn. Từ đó, cải thiện chức năng của răng hiệu quả, đặc biệt khi nhai nghiền thức ăn và phát âm. 
  • Khắc phục tình trạng răng thưa, hô vẩu, móm, khấp khểnh… gây ra sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… 
  • Hỗ trợ giảm lực nhai lên quai hàm, đẩy lùi chứng đau khớp thái dương hàm cho bệnh nhân.
  • Giúp cải thiện phát âm gây ra bởi sự lệch lạc về răng, hàm. 

3. Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Các bước niềng răng được tiến hành không quá phức tạp. Tuy nhiên, vì thời gian điều trị kéo dài và ảnh hưởng lớn đến thói quen sinh hoạt nên nhiều người còn e ngại giải pháp điều trị này.

Quy trình niềng răng gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát, xác định tình trạng của răng

Bác sĩ nha khoa tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp cắt lớp CT để kiểm tra tổng quát và chính xác nhất tình trạng răng, phần xương hàm, cung hàm để tư vấn giải pháp điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân.

Bước 2: Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài

Sau khi kiểm tra và thống nhất phương pháp trị liệu với bệnh nhân, bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm và làm mẫu răng. Đây là cơ sở để tiến hành thiết kế khung mắc cài vừa vặn với cung hàm của từng người và đảm bảo tính chính xác khi bác sĩ bắt đầu lắp mắc cài lên răng.

Lấy dấu hàm sẽ được tiến hành thường xuyên sau mỗi mốc thời gian cố định, để theo dõi mức độ thay đổi của hàm cũng như thiết kế lại mắc cài phù hợp để đưa răng về vị trí cần thiết. 

Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi đeo mắc cài

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng thật cẩn thận cho để hạn chế tối đa chất bẩn đọng lại trong miệng. Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn giải pháp vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi cài mắc cài để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm nhiễm sau khi niềng.

Bước 4: Gắn mắc cài

Mắc cài được gắn trực tiếp trên từng chiếc răng. Tùy trường hợp, mắc cài sẽ gắn cố định bên ngoài hoặc bên trong răng với loại keo dán đặc biệt. Trong quá trình gắn, bác sĩ kết hợp sử dụng ống dẫn hút nước miếng trong khoang miệng để đảm bảo keo được dính hiệu quả.

Niềng răng

Bước 5: Đi dây cung, đeo thun định hình

Sau khi tiến hành gắn mắc cài, bác sĩ sẽ kiểm tra một lần nữa vị trí của các mắc và tiến hành kéo cung dây. Dây thun y khoa là phương tiện kết nối các mắc cài với nhau. Sự dịch chuyển của răng sẽ do lực kéo cơ học của dây thun và không quá đau đớn như bạn tưởng.

Bước 6: Thay chun, siết theo lịch khám

Sau khi niềng xong, bệnh nhân sẽ nhận được lịch khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của răng, vệ sinh, thay chun và làm chặt lại nếu chun lỏng. 

Khi răng hoàn chỉnh và có thể tháo niềng, bác sĩ sẽ thực hiện gỡ chun và cung cấp niềng cố định cho bạn để đeo thêm trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc quá trình niềng răng thẩm mỹ.

4. Phương pháp và chi phí niềng răng

Hiện nay, có rất phương pháp niềng răng cho khách hàng lựa chọn dựa trên đặc điểm, giá thành, tính thẩm mỹ. 

4.1. Các phương pháp niềng răng thông dụng

Niềng răng mắc cài kim loại:

Đây là phương pháp truyền thống, có thể áp dụng cho mọi vấn đề của răng và giá thành thấp nhất. Nhược điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ không cao. Có thể gây kích ứng răng, nướu, má nếu người bệnh có cơ địa dị ứng kim loại. 

Niềng răng mắc cài sứ:

Đây là phương pháp sử dụng quy trình tương tự niềng răng mắc cài nhưng khắc phục được vấn đề thẩm mỹ và nguy cơ dị ứng kim loại. Tuy nhiên, niềng mắc cài sứ có giá thành cao hơn và phần mắc dễ đổi màu nên cần thường xuyên đến nha khoa để vệ sinh.

Niềng răng mắc cài tự đóng:

Phương pháp sử dụng hệ thống nắp trượt và cánh kim loại, có thể giữ dây ở trong mắc cài trượt tự do, giúp răng tự động di chuyển đúng hướng và rút ngắn thời gian điều trị. Nhược điểm của niềng răng mắc cài tự đóng là có giá thành cao hơn 2 loại trên.

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (mặt trong):

Đây là phương pháp niềng răng mắc cài có hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Cài mặt bên trong vẫn đảm bảo kiểm soát lực kéo cho mỗi giai đoạn và đạt được hiệu quả điều trị cao nhưng cần có bác sĩ có tay nghề cao nên chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Niềng răng

Niềng răng với khí cụ tháo lắp:

Khí cụ tháo lắp giúp trẻ em có thể đeo và tháo gỡ bất kỳ lúc nào trong giai đoạn nắn chỉnh răng. Phương pháp có nhược điểm là khá khó chịu khi sử dụng vì được gắn ở mặt trong hàm.

Niềng răng trong suốt: Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất và chất lượng cao nhất. Bằng cách sử dụng các khay niềng trong suốt để điều chỉnh vị trí răng mà không cần lắp mắc cài. Khung niềng mang lại cảm giác thoải mái trong suốt quá trình điều trị và có thể tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp. 

Bài viết liên quan: 

Niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài hiệu quả nhất?

Niềng răng trong suốt Invisalign có đau không: 5 điều bạn cần biết

Niềng răng

4.2. Chi phí niềng răng bao nhiêu?

Chi phí niềng luôn là điều mà mọi người quan tâm trước khi quyết định niềng hay không. Đây là bảng giá tham khảo cho từng loại niềng:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: 35.000.000 – 45.000.000 VNĐ
  • Niềng răng mắc cài sứ: 45.000.000 – 55.000.000 VNĐ
  • Niềng răng mắc cài tự đóng: 40.000.000 – 58.000.000 VNĐ
  • Niềng răng mặt trong: 85.000.000 – 115.000.000 VNĐ
  • Niềng răng trong suốt: 85.000.000 – 115.000.000 VNĐ

5. Giải đáp thắc mắc về niềng răng

Nhiều bạn vẫn còn chần chừ và lo lắng về quá trình niềng răng. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp trong khi niềng răng:

5.1. Niềng răng có đau không?

Khuôn hàm và miệng là một bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể. Do đó, khi mới đeo niềng, bạn luôn cảm thấy được sự ê buốt và tê cứng. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài trong vài ngày và có thể chịu đựng được. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thuốc giảm đau như ibuprofen hay paracetamol sau khi lắp khung nên vấn đề này không quá nghiêm trọng.

4 giai đoạn gây ra cảm giác đau khi niềng:

  • Giai đoạn đặt thun tách kẽ
  • Giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài
  • Thời điểm nhổ răng để tạo khoảng trống
  • Sau mỗi lần chỉnh nha định kỳ

5.2. Có bắt buộc nhổ răng khi niềng không?

Đa số các ca niềng đều cần nhổ răng vì răng cần khoảng trống để dịch chuyển. Số lượng răng cần nhổ phụ thuộc vào khung hàm của mỗi người. Răng số 4 thường là răng phải nhổ vì nó không đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong hàm. 

5.3. Niềng răng có nói chuyện được không?

Khi mới niềng xong, vì khung hàm chưa quen với khung niềng nên việc phát âm chuẩn chữ sẽ hơi khó khăn một chút. Do đó, một số bạn cảm thấy mình không thể nói chuyện được. Tuy nhiên, sau một thời gian, bạn quen dần với niềng thì sẽ nói chuyện bình thường trở lại.

5.4. Khi niềng xong, cần lưu ý điều gì?

Trong quá trình sinh hoạt, nếu làm rơi hoặc gãy mắc cài, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để kiểm tra và bổ sung lại. Nếu số lượng và vị trí mắc cài trên răng bị thay đổi, vị trí của răng sẽ bị ảnh hưởng. 

5.5. Niềng răng nên ăn uống như thế nào?

Bạn có thể ăn bất kỳ thức ăn gì mà bạn thích. Cơ thể cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục. Do đó, không cần kiêng sử dụng bất kỳ thức ăn gì. Mặc dù vậy, nên hạn chế dùng thức ăn dai, cứng vì sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc niềng và mắc cài trên răng. 

5.6. Cần làm gì để bảo vệ niềng răng?

Lưu ý khi dùng niềng là đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ càng và sạch sẽ. Điều này giúp bạn hạn chế vấn đề gây hại cho răng như sâu răng, hôi miệng, viêm chân răng, viêm nướu… Nên vệ sinh răng miệng sau bữa ăn 1 giờ. Đối với niềng răng trong suốt, bạn đừng quên vệ sinh khay niềng nhé. 

Niềng răng không gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tuy vậy việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để mang lại hiệu quả phục hồi tối ưu.