Triệu chứng và nguyên nhân gây sâu răng

Tác giả: huong

Ở nước ta hiện đang có gần 90% dân số gặp vấn đề về răng miệng, trong đó phổ biến nhất là sâu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh này và cả số răng sâu trung bình ngày càng tăng qua mỗi năm. Sâu răng rất khó nhìn thấy và chỉ phát hiện khi tình trạng quá nặng.

sâu răng

Triệu chứng sâu răng

1. Răng ê buốt

Răng ê buốt là hiện tượng quá cảm ngà, cảm giác ê buốt hoặc đau răng. Hiện tượng này biểu hiện rõ nhất khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc ăn đồ chua. Đây có thể là một triệu chứng khi sâu răng ở mức độ nặng tới tủy răng hoặc đây là dấu hiệu cảnh báo răng sắp hỏng.

2. Răng có màu sẫm

Sâu răng có thể gây nên những rối loạn dinh dưỡng ở răng. Một khi răng không được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng cần thiết từ tủy sẽ chuyển sang có màu sẫm. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, răng có thể bị rụng do thiếu chất.

3. Đốm trắng đục trên răng

Những đốm trắng đục trên răng chính là một trong những triệu chứng đầu tiên của sâu răng. Bởi các vi khuẩn sẽ làm mất các khoáng chất trong men răng. Đặc biệt là sự hao mòn canxi ở men răng. Thế nhưng thông thường chúng ta thường lại chủ quan và không quan tâm đến dấu hiệu này.

4. Lỗ sâu trên răng

Sự tấn công của các vi khuẩn dẫn đến sự hình thành các lỗ trên bề mặt răng. Người bệnh dễ khó chịu khi thức ăn thừa bị kẹt lại ở những lỗ sâu đó. Vì thế họ lấy tăm răng để lấy thức ăn ra và vô tình làm bong tróc men răng hoặc khiến nướu chảy máu.

Bệnh tụt lợi và những điều cần biết

Bệnh tụt lợi là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, đau nhức, cản trở sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi, cần xác định rõ…

sâu răng

5. Nướu bị sưng

Sâu răng ở mức độ nặng khi vi khuẩn xâm nhập đến tủy sẽ khiến các mô xung quanh bị sưng, có mủ. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần được chữa trị ngay.

Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân chủ quan

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không thường xuyên đánh răng.
  • Thói quen ăn uống, ăn nhiều đồ ngọt hoặc ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh.

Nguyên nhân khách quan

  • Cấu tạo men răng bất hoàn.
  • Răng dư thừa flour khiến men răng sần sùi.
  • Răng bị mẻ do tai nạn, do thói quen, do nghiến răng vô thức khi ngủ.
  • Răng mọc không thẳng hàng, không đúng vị trí, răng này chèn lên răng kia.
  • Nước bọt đặc quánh khiến răng đọng nhiều mảng bám dễ gây sâu răng.

Cách chữa sâu răng

1. Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng có tác dụng làm sạch mọi thứ, kể cả vi khuẩn trong miệng. Hãy dùng nước súc miệng thường xuyên, sau mỗi lần ăn để ngăn cản sự tích tụ của vi khuẩn. Ngoài ra, một số nước súc miệng còn có thể làm giảm cảm giác đau răng khi bị sâu.

2. Chườm nước đá

Bỏ nước đá vào trong một cái khăn sạch và đợi khi hơi đá lan tỏa, bạn hãy xoa vào chổ đau. Cảm giác lạnh và tê xuất hiện khiến bạn không còn đau nhức nữa.

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh thường hay gặp mà đặc biệt là bệnh hay xuất hiện ở trẻ em. Vậy bệnh viêm nướu răng là gì và bệnh này có nguy hiểm hay không? 1. Viêm nướu răng là gì? Nguyên nhân gây viêm nướu răng là do vi khuẩn trong cao…

sâu răng

3. Ngậm nước muối

Ngậm nước muối vẫn là thói quen tốt cho răng miệng. Bạn chỉ cần pha một ly nước ấm với 2 thìa muối rồi ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Muối có thể sát khuẩn và làm giảm các triệu chứng đau nhức khi sâu răng.

4. Súc miệng với trà xanh

Không phải tự nhiên mà nước trà xanh lại được mệnh danh là nước súc miệng tự nhiên vô cùng tốt. Trà xanh có tính kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa cao. Khi súc miệng với trà xanh giúp làm chậm quá trình sâu răng và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở nướu.

5. Đi khám nha khoa

Các cách gợi ý như trên chỉ góp phần làm giảm các triệu chứng đau nhức ở răng một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có sự can thiệp nha khoa thì các vi khuẩn ngày càng xâm nhập và tấn công hơn. Tình trạng sâu răng sẽ ngày càng tiến triển nặng thêm. Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được tư vấn và đề ra phương hướng điều trị thích hợp.

Sâu răng là một bệnh phổ biến ở mọi đối tượng nhưng lại phát triển thầm lặng, dai dẳng và khó nhận biết. Vì vậy, mỗi cá nhân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên để phòng tránh đau răng.

Theo Khoe.online tổng hợp