Bạn đã biết về căn bệnh nấm miệng chưa?

Tác giả: huong

Nấm miệng là triệu chứng xuất hiện những vệt màu trắng hoặc kem, tại các khu vực lưỡi và má trong. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ do vùng khoang miệng bị nhiễm khuẩn, gây ra hiện tượng nấm trong khoang miệng và có thể lây lan nhanh hơn nếu không được chữa trị đúng cách.

nấm miệng

1. Triệu chứng nấm miệng

Nấm miệng là triệu chứng khoang miệng xuất hiện các vết nấm màu trắng hoặc kem ở vùng lưỡi, 2 má trong… gây đau đớn và hạn chế khả năng ăn uống của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có khả năng lây lan nhanh đến các khu vực vòm miệng, nướu răngkhu vực amidan sâu trong cổ họng gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Bệnh có nguy cơ xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn, những người thường xuyên đeo răng giả và vệ sinh chưa đúng cách, hoặc có tiền sử sử dụng corticosteroid, hệ thống miễn dịch suy yếu tạo đà cho vi khuẩn, virus có hại xâm nhập.

2. Nguyên nhân gây nấm miệng

Nấm miệng xuất hiện do cơ thể nhiễm khuẩn Candida, khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu. Triệu chứng xuất hiện do cơ thể đang mắc phải một chứng bệnh nào đó, hoặc khi sử dụng các loại thuốc như prednisone, kháng sinh làm rối loạn sự cân bằng trong cơ thể.

Hệ thống miễn dịch của con người hoạt động để đẩy lùi các loại khuẩn, nấm, virus gây hại xâm nhập. Khi mất đi cơ chế bào vệ, cơ thể dễ dàng bị tác động bởi những loại virus nguy hiểm gây nấm miệng. Cụ thể những chứng bệnh sau đây sẽ làm hệ thống miễn dịch của con người suy yếu:

  • Bệnh nhân HIV/AIDS do cơ thể suy giảm chức năng miễn dịch bởi virus HIV và virus AIDS sẽ phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, dễ gây nhiễm trùng. Bệnh nhân HIV/AIDS cũng có nguy cơ mắc chứng nấm miệng nhiều lần từ giai đoạn phát bệnh.
  • Người mắc bệnh tiểu dường, do bị nhiễm khuẩn candida do nước bọt.
  • Bệnh nhân ung thư trong giai đoạn điều trị xạ trị, hóa trị sẽ có hệ thống miễn dịch khá suy yếu, vi khuẩn candida sẽ có điều kiện xâm nhập vào khoang miệng.
  • Người bị nhiễm trùng nấm men âm đạo, đây là loại nấm có đặc tính tương tự như nấm miệng. Nếu người mẹ trong giai đoạn mang thai nhiễm nấm âm đạo sẽ có nguy cơ lây cho con, khiến trẻ sơ sinh có bị nấm miệng khi được sinh ra.

3. Đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm miệng

nấm miệng

Những cá nhân sau đây sẽ có những đặc điểm có thể gây nấm miệng như là:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Người thường đeo răng giả, vi khuẩn tích tụ nhiều.
  • Mắc một số chứng bệnh tác động hệ miễn dịch.
  • Dùng một số loại thuốc như kháng sinh, corticosteriod.
  • Bệnh nhân trong giai đoạn xạ trị hoặc ung thư.
  • Thường có cảm giác khô miệng và hút thuốc nhiều.

4. Biểu hiện của nấm miệng

Khi mới nhiễm khuẩn, bệnh không gây ra những triệu chứng đáng chú ý song có thể bùng phát đột ngột và tốc độ lây lan nhanh.

  • Xuất hiện những mảng trắng hoặc màu kem ở lưỡi, má trong, khoang miệng…
  • Gây đau đớn.
  • Khi cọ xát, cạy phần này sẽ thấy chảy máu, rát.
  • Có các vết nứt bên trong.
  • Cảm giác khó chịu như có bông trong miệng, mất vị giác và không thể nếm thấy mùi thức ăn.

5. Điều trị nấm miệng

Điều trị nấm miệng nhằm giảm thiểu tình trạng nấm lây lan sâu trong khoang miệng, và ngăn chặn nấm phát triển xuống các khu vực cổ họng, amidan… gây khó khăn khi chữa trị về sau.

Dựa theo tình trạng nhiễm nấm và độ tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn những giải pháp phù hợp. Đặc biệt nấm miệng ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng sẽ được điều trị theo các cách khác nhau.

nấm miệng

– Đối với trẻ sơ sinh và mẹ đang cho con bú

Các loại thuốc chống nấm miệng, thuốc kháng nấm dành cho trẻ nhỏ sẽ được cung cấp để chữa trị .

Rửa sạch núm vú bình và núm vú của mẹ nếu trẻ bú trong giai đoạn bị nấm miệng, để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị lây nhiễm lại.

– Đối với người lớn

Ăn các loại thực phẩm giúp hạn chế nấm miệng như sữa chua không đường, thực phẩm dạng lỏng.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và chuyên điều trị nấm miệng để ngăn chặn nấm lây lan.

6. Phòng tránh nấm miệng

Để ngăn ngừa nguy cơ nấm miệng ở trẻ nhỏ và người lớn, cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đảm bảo ở trẻ nhỏ nên thực hiện các biện pháp làm sạch khoang miệng với nước muối ấm thức xuyên, không để vi khuẩn phát sinh trong miệng trẻ.
  • Hạn chế không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đườngn và men bởi có thể khuyến khích sự phát triển của candida.
  • Gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng của răng miệng nếu thường xuyên đeo răng giả.
  • Súc miệng thường xuyên với các loại nước chuyên dụng để ngăn ngừa khuẩn nấm phát triển.

Nấm miệng là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do giai đoạn này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu. Khi thấy có những biểu hiện nấm miệng cần điều trị mạnh mẽ ngay, để tránh nguy cơ lây lan nhiều hơn. Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng kĩ càng để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.

Theo khoe.online tổng hợp