Cập nhật những cách chữa hôi miệng tốt nhất
Tác giả: huong
Hôi miệng luôn là tình trạng khiến bạn không tự tin khi xuất hiện ở nơi công cộng mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Rất có thể tình trạng hôi miệng của bạn là do những vấn đề đặc biệt, hoặc chưa được áp dụng phương pháp chữa trị đúng cách. Cùng cập nhật những cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng nhé.
1. Tình trạng hôi miệng gây ra như thế nào?
Hôi miệng là tình trạng khu vực khoang miệng phát ra mùi hôi nhẹ gây khó chịu cho người đối diện, đặc biệt là khi giao tiếp, ăn uống…
Theo phân tích, có 3 loại mùi chính gây hôi miệng là:
- Dimethyl sulfide (CH3SCH3).
- Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi như trứng thối.
- Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.
Đây là các hợp chất được hình thành do các loại vi khuẩn chuyển hóa từ bã có trong hốc miệng như mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng.
Những hợp chất này khi hình thành sẽ hòa tan vào nước bọt, ngấm vào màng niêm vừa đủ sẽ không gây hôi miệng. Song nếu lượng hợp chất này xuất hiện quá nhiều, nước bọt hấp thu không đủ khiến miệng xuất hiện mùi hôi. Tùy theo mức độ mà mùi hôi này có thể xuất hiện nhiều hoặc ít.
2. Xác đinh nguyên nhân gây hôi miệng
Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, rồi từ đó sẽ tìm ra được giải pháp chữa trị hiệu quả hơn. Những nguyên nhân sau đây có thể là lý do khiến bạn bị hôi miệng kéo dài:
– Miệng bị khô do lượng nước bọt không đủ cung cấp để làm sạch răng và các cơ trong miệng. Từ đó hình thành nên các tế bào chết ở các vùng răng, nướu, lưỡi khiến vi khuẩn nhanh chóng xuất hiện và phát triển trong khoang miệng gây nên tình trạng có mùi hôi.
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách và thường xuyên cũng là lý do khiến tình trạng hôi miệng kéo dài. Bên cạnh đó, do người mắc triệu chứng dùng các loại thực phẩm có tính ngọt, thức ăn có mùi hôi… nhiều khiến răng bị sâu, gây viêm nướu, nha chu, nhiễm trùng nướu răng cũng là lý do gây hôi miệng.
– Một số triệu chứng bệnh cũng là tác nhân gây hôi miệng, như:
Người bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amygdale…
Nhiễm trùng phổi mãn tính, viêm phổi, ung thư phổi hoặc có vật lạ xuất hiện trong mũi cũng là lý do tác động gây hôi miệng.
Cơ thể mắc các chứng bệnh về gan, thận… nguy cấp hơn là suy thận, đái tháo đường.
Rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh thoát vịt trực tràng hoặc trào ngược dạ dày gây mùi hôi ở miệng.
3. Cách chữa hôi miệng hiệu quả
Từ những nguyên nhân gây hôi miệng, bạn có thể quan sát để xác định tình trạng của bản thân và chọn ra phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng thường xuyên, đảm bảo không tồn đọng cặn thức ăn trong miệng gây vi khuẩn. Nên vệ sinh răng miệng, đánh riêng 2 lần mỗi ngày là tốt nhất. Sử dụng thêm chỉ nha khoa cho các loại thức ăn bám trong kẽ răng, hạn chế dùng tăm để tránh tổn thương lợi.
- Thay thế bàn chải đánh răng 2 tháng mỗi lần, bàn chải sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ vi khuẩn bên trong.
- Có thể áp dụng cách cạo lưỡi an toàn với dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, để giảm vi khuẩn, nấm và các tế bào chết bám trên gai lưỡi. Lưu ý là chỉ cạo nhẹ và vừa phải, bởi làm quá mạnh sẽ khiến lưỡi bị tưa và chảy máu.
- Không nên dùng nhiều các loại thực phẩm có tính ngọt, hoặc cái loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi… và đánh răng ngay sau khi dùng những loại thực phẩm này.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ bã bám trên răng, cũng như có được hàm răng trắng sáng hơn.
- Uống nhiều nước, hoặc cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng để giữ ẩm cho miệng và ngăn ngừa vi khuẩn, điều này sẽ giúp giảm mùi hôi trong miệng. Nhưng không nên lạm dụng quá nhiều nước súc miệng.
- Có thể dùng nước muối loãng súc miệng vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ để loại sạch vi khuẩn có trong răng miệng. Muối cũng sẽ giúp thanh lọc cổ họng, giúp ngừa đau họng và sâu răng hiệu quả.
- Sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm hôi miệng như nước trà, gừng, đinh hương, hạt thì là…
- Khi thấy miệng có dấu hiệu mùi hôi nhưng đánh răng vẫn không giảm thì có thể nhai 1 miếng chanh nhỏ hoặc vỏ cam ngọt. Axit nitric trong những loại trái cây này sẽ kích thích tuyến nước bọt, ngăn chặn vi khuẩn gây mùi hôi.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên sẽ là những cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất. Luôn đảm bảo giữ gìn hơi thở thơm thơ khi ở nơi công cộng, tiếp xúc với người lạ, giao tiếp công việc… để tránh gây ra những ấn tượng xấu nơi đối phương, cũng như xây dựng được sự tự tin cho bản thân nhé. Có rất nhiều cách chữa hôi miệng hiệu quả tại nhà, áp dụng làm theo sẽ giúp bạn cải thiện và hạn chế tình trạng này không còn xuất hiện nữa.
Theo khoe.online tổng hợp