Nguyên nhân và hướng điều trị áp xe răng
Tác giả: sites
Viêm hốc răng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dễ dẫn đến áp xe răng. Hiện tượng thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vậy áp xe răng là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng, cách điều trị cũng như phương pháp ngừa bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây áp xe răng
– Do chúng ta không vệ sinh răng miệng đúng cách khiến thực phẩm dính vào răng.
– Do ảnh hưởng từ những biến chứng của các bệnh về răng, chấn thương răng tạo ra nhiễm trùng.
– Hiện tượng sâu răng khi không được chữa trị kịp thời.
– Có hai trường hợp áp-xe răng:
+ Áp xe chân răng: Trường hợp áp xe chân răng chủ yếu chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương và thường là hậu quả từ các bệnh lý liên quan đến tuỷ răng.
Bệnh tụt lợi là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, đau nhức, cản trở sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi, cần xác định rõ…
+ Áp xe quanh răng: Trường hợp áp xe này bao bọc toàn bộ khu vực chân răng bị tổn thương và thường là hậu quả từ bệnh nha chu.
Triệu chứng của áp xe răng
– Đau răng, cảm giác này càng rõ ràng khi nhai thực phẩm.
– Ê răng lúc nóng hoặc lạnh.
– Có cảm giác đắng trong miệng.
– Thở ra mùi khó chịu.
– Bệnh nhân dễ bệnh.
– Đặc biệt, tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng nếu cả hai hàm đều sưng.
– Lúc nha sĩ gõ vào răng có thể cũng gây đau cho bệnh nhân, thậm chí khi cắn chặt hoặc ngậm miệng lại cũng dễ làm xuất hiện cơn đau này. Ngoài ra, nướu răng bệnh nhân có thể bị sưng đỏ và làm mủ đặc chảy ra.
Làm thế nào điều trị áp xe răng?
– Nếu bệnh nhẹ hoặc bệnh nhân mới bị: Dùng thuốc chống nhiễm trùng, súc miệng bằng nước muối ấm.
– Áp dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng.
– Nhổ răng nếu bệnh nặng nhằm làm sạch mủ trong ổ răng.
Cách ngừa áp xe răng
– Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.
Ở nước ta hiện đang có gần 90% dân số gặp vấn đề về răng miệng, trong đó phổ biến nhất là sâu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh này và cả số răng sâu trung bình ngày càng tăng qua mỗi năm. Sâu…
– Khám nha khoa định kỳ nhằm hạn chế các hậu quả từ việc sâu răng.
– Ăn nhiều chất xơ, vitamin, canxi… và hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đường.
Khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của áp xe răng, chúng ta cần đến nha khoa sớm nhất nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh các biến chứng gây nguy hiểm. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ để chủ động phòng ngừa bệnh áp xe răng xảy đến. Cần tuân thủ mọi sự chỉ định của bác sĩ trong việc khám và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho lộ trình điều trị được hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp