Bệnh tụt lợi và những điều cần biết

Tác giả: huong

Bệnh tụt lợi là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, đau nhức, cản trở sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi, cần xác định rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn tình trạng tụt lợi tiến triển.

Bệnh tụt lợi
Biểu hiện của chứng tụt lợi

Bệnh tụt lợi là gì?

Bệnh tụt lợi là bệnh lý răng miệng với biểu hiện chân răng bị lộ rõ do lợi bị mất dần hoặc do lợi di chuyển dần sâu vào bên trong chân răng. Tình trạng tụt lợi thường xuất hiện với những biểu hiện nhỏ lẻ rồi ngày càng rõ rệt sau một thời gian, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe ban đầu nhưng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hiểm.

Tỷ lệ người mắc bệnh nhiều nhất là ở độ tuổi trung niên, người gia, tuy vậy bệnh cũng đang dần xuất hiện nhiều ở cả người trẻ do những thói quen ăn uống, hút thuốc… gây viêm lợi, viêm chân răng.

Bệnh tụt lợi rất khó chữa lành nếu phát hiện muộn, nhận biết sớm các dấu hiệu của tụt lợi và áp dụng các biện pháp giảm thiểu là cách tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tụt lợi

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh tụt lợi, cụ thể:

Mắc các chứng viêm lợi, viêm răng

Đây là nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi mà nhiều người không ngờ đến. Răng, lợi bị viêm thường do sự tấn công lâu ngày của các loại vi khuẩn, gây phá hủy mô xương và lợi. Lợi là lớp da bao bọc chân răng, khi lớp da bị tác động, mỏng dân đi, chân răng lộ ra ngoài sinh ra biểu hiện tụt lợi.

Vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Thói quen không đánh răng vào mỗi tối, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách,,, đều là những lý do khiến các vi khuẩn, mảng bám trên răng không được loại bỏ hoàn toàn, tích tụ lâu ngày gây sâu răng, xói mòn men răng, lâu ngày trở thành cao răng. Cao răng bám nhiều, tích tụ gây viêm lợi, các bệnh răng lợi và tụt lợi.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Đánh răng quá nhiều, đánh răng sai kỹ thuật hoặc sử dụng bàn chải quá cứng cũng có thể là những lý do gây mòn lợi.

Các biện pháp điều trị thẩm mỹ răng sai cách

Có không ít trường hợp là do người dùng chọn sai phương pháp, địa điểm, dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc răng không uy tín dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bao gồm chứng tụt lợi.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau răng khi mang thai?

Tình trạng đau răng khi mang thai không phải là hiếm ở các chị em phụ nữ. Thế nhưng việc tự ý chữa trị ở nhà, tránh uống thuốc và hậu quả là bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau…

Cấu trúc bề mặt chân răng mỏng dễ bị sang chấn

Khi bị sang chấn khớp cấn, tình trạng tụt lợi ngày càng tiến triển nhanh chóng do biểu mô bị kích thích tăng sinh và viêm nhiều hơn.

Ngoài ra vấn đề phanh niêm mạc bám sai vị trí cũng có thể lợi dễ bị bỏng dù chỉ một tác động nhỏ, dẫn đến tụt lợi nhanh chóng.

Triệu chứng của bệnh tụt lợi

Mức độ tụt lợi thường phụ thuộc vào vị trí của răng trên cùng hàm, góc chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng…

Răng nhạy cảm

Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn với đồ uống nóng và lạnh hoặc thức ăn ngọt , chua hoặc cay. Chân răng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với thức ăn và nhiệt độ. Răng với lợi răng khỏe mạnh có thể tiếp xúc với tất cả các loại nhiệt độ và các loại gia vị, nhưng chân răng thì vẫn nhạy cảm hơn.

Chân răng tiếp xúc

Gốc của răng tiếp xúc và nhìn thấy được.

Bệnh tụt lợi
Bệnh thường không có nhiều biểu hiện rõ rệt trước khi chuyển biến nặng

Răng hình chữ V

Tại lợi , răng có các rãnh, cho thấy lợi răng bị tụt xuống xa hơn vị trí bình thường.

Răng dài ra

Răng trông dài  hơn bởi vì lợi tụt làm lộ nhiều răng và chân răng hơn.

Răng có hai màu

Chân răng được che bởi lớp lợi , nên nó có màu sắc khác so với men răng. Do đó, lợi tụt xuống làm răng lộ chân răng với một màu sắc khác.

Răng thưa

Lợi xuống tạo ra một cảm giác về không gian bởi vì lợi răng không còn khít quanh răng nữa.

Sự nguy hiểm của việc tụt lợi

Bệnh tụt lợi tuy ban đầu thường không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, nhưng khi mức độ tụt lợi ở mức nguy hiểm có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường, rất khó điều trị.

Men răng và cement bị mất dần

Xảy ra đột ngột hoặc từ từ khi bắt đầu có dấu hiệu tụt lợi, lớp ngà của răng bị mòn gây ê buốt răng. Trường hợp mòn chậm có thể không gây buốt ngay vì cơ chế bảo vệ tủy răng.

Viêm tủy răng

Ê buốt quá mức lâu dần có thể gây viêm tủy răng do răng mài mòn ngày càng nhiều.

Cấu trúc răng bị ảnh hưởng

Thông thường, luôn có 10% răng bị hở ngà tự nhiên do men răng và cement răng không gặp nhiều ở vị trí cổ răng. Bệnh nhân tụt lợi ở vùng này sẽ càng dễ bị mài mòn trong quá trình đánh răng, khiến tình trạng tụt lợi ngày càng nghiêm trọng.

Khi bà bầu bị đau răng thì phải làm sao?

Bà bầu bị đau răng là hiện tượng thường hay gặp, chắc hẳn hiện tượng đau răng này làm cho bà bầu rất khó chịu. Vậy khi bị đau răng bà bầu phải làm sao? Giải đáp thắc mắc bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Chăm…

Những người có đặc điểm lớp lợi bên ngoài mỏng hẹp, nếu bị tác động do mài mòn, vùng lợi bám dính sẽ dần mất đi do tụt lợi, không còn gì để bảo vệ cổ răng, chân răng bị mòn gây rụng, hư hỏng răng, chấn thương răng nghiêm trọng.

Ảnh hưởng thẩm mỹ

Khi bị hở lợi, các phần chân răng lộ ra ngày một nhiều, làm giảm thẩm mỹ và gây mất tự tin cho bệnh nhân khi giao tiếp.

Điều trị khi bị tụt lợi

Tình trạng tụt lợi cần được phát hiện sớm để áp dụng những biện pháp hạn chế kịp thời. Ở thời kì đầu nên khắc phục bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng tốt hơn, chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều fluor và canxi để bồi đắp men răng.

Bệnh tụt lợi
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngừa bệnh

Tìm khám nha sĩ để được kiểm tra và nhận giải pháp điều trị tích cực. Những trường hợp tụt lợi nghiêm trọng sẽ được tư vấn giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ phù hợp để kéo lợi, cải thiện lại những vị trí bị tụt lợi.

Phòng ngừa tình trạng tụt lợi

Phòng hơn chữa, đó là cách tốt nhất để hàm răng của chúng ta luôn khỏe mạnh, cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc răng:

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy sạch cao răng, kịp thời phát hiện nếu có hiện tượng viêm lợi, viêm quanh răng để có thể điều trị sớm phòng ngừa nguy cơ dẫn đến tụt lợi.

– Chọn bàn chải có đầu lông mềm để giảm nguy cơ sang chấn lợi, mòn men răng và cement răng gây tụt lợi.

– Chải răng đúng kỹ thuật: Dùng nước ấm để chải răng. Khi chải nên chải hất về phía mặt nhai và rìa cằn để tránh mòn răng.

– Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng hạn chế tình trạng viêm răng.

– Chọn kem đánh răng có flouride để làm cứng men răng.

Bệnh tụt lợi là loại bệnh ảnh hưởng lớn đếm thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân. Khi bệnh trở nên trầm trọng, chi phí phẫu thuật khá đắt đỏ và gây ra nhiều trở ngại trong đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó cần hết sức lưu ý và chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng bệnh hiệu quả.

Theo khoe.online tổng hợp