Bệnh ho gà ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tác giả: uyennguyen
Ho gà là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh có diễn biến phức tạp, lây lan qua đường hô hấp, tỉ lệ tử vong cao. Do đó cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng thường gặp là gì?
Ho gà là gì?
Ho gà (tên tiếng Anh Whooping cough) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ với các cơn ho kế tiếp nhau, dữ dội, có nhiều đờm. Sau các cơn ho, trẻ thường cố gắng hít vào thật sâu, luồng không khí qua đường hô hấp tạo thành âm thanh rít như tiếng rù cổ của gà. Ngoài ra người bệnh mặt đỏ môi tím, mí mắt sưng và tĩnh mạch cổ nổi.
Dịch tễ học
Theo thống kê của tổ chức Y tế WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30 – 50 triệu người mắc bệnh. Trong đó khoảng 300 nghìn người tử vong với các đối tượng là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh chủ yếu phổ biến ở các nước nghèo, chậm phát triển. Chu kỳ bệnh là 3 – 5 năm, có thể bùng phát ở các mùa trong năm.
Bệnh lây qua tiếp xúc thông thường, ví dụ như giao tiếp hàng ngày. Cường độ lây lan nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Mạnh nhất trong giai đoạn viêm long và yếu dần khi bắt đầu chuyển qua giai đoạn ho cơn. Người là vật chủ duy nhất mang mầm bệnh. Tuy nhiên hiện nay nhờ các chương trình tiêm chủng vắc xin, số lượng người nhiễm bệnh đã giảm đi đáng kể.
Tại Việt Nam, năm 1994 Bệnh viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 13 ca nhiễm bệnh, năm 1996 số lượng chỉ còn 1 ca. Hay tại bệnh viện trung ương Huế, từ năm 1980 – 1985 có 1410 ca, tỷ lệ tử vong là 8.7%. Năm 1989 – 1993 có 246 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong 16,4%. Đến năm 2002 số bệnh nhân mắc bệnh ho gà giảm xuống 62 ca và không có ca nào tử vong.
Tần dày lá là loại cây thuốc có cái tên khá lạ, khiến nhiều người băn khoăn về công dụng của cây thuốc này. Thực chất tần dày lá chính là loại là húng chanh, hay rau tần rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ được kết…
Đối tượng mắc bệnh cao nhất là trẻ nhũ nhi (50%), trẻ nhỏ và trẻ lớn (15%). Với trẻ nhũ nhi thường khó điều trị hơn và tỉ lệ tử vong thường cao hơn.
Tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, cư trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Tại đây, vi khuẩn sẽ tiết ra ngoại độc tố Pertussis toxin. Pertussis toxin là một loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.
Độc tố này ức chế sự thanh thải vi khuẩn, gây tổn thương và hoại tử biểu bì gây nên các bệnh hô hấp.
Biểu hiện của bệnh ho gà
Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn ủ bệnh khoảng 7 – 14 ngày, thường không xuất hiện các dấu hiệu gì nên rất khó nhận biết. Bệnh tiến triển gồm 3 giai đoạn:
Xuất tiết
Thời gian xuất hiện bệnh thường 7 – 14 ngày với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Ví dụ như ho nhiều về đêm.
Kịch phát
Giai đoạn kịch phát bệnh nhân xuất hiện các cơn ho một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ. Xuất hiện biểu hiện thở rít, khạc đàm và nôn mữa. Tiếp theo đó là các cơn ho dữ dội là đổ mồ hôi trộm, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này vùng kết mạc mắt của trẻ dễ xuất huyết, bầm tím quanh mi mắt hoặc chảy máu cam. Bậc phụ huynh nên lưu ý những biểu hiện này để kịp thời, nhanh chóng có cách chữa trị phù hợp.
Hồi phục
Cuối cùng là giai đoạn hồi phục. Thường kéo dài trong vòng 1 – 2 tuần. Biểu hiện là các cơn ho ngắn lại, số cơn ho giảm dần. Tuy nhiên ho vẫn có thể tồn tại trong vòng vài tháng.
Cận lâm sàng
Khi chụp X quang phổi, thấy rốn phổi xuống cơ hoành cả 2 bên đều mờ.
Bà bầu bị ho có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi cũng như sức khỏe cơ thể người mẹ do sức đề kháng lúc này bị suy giảm rất nhiều. Nếu tình trạng ho dai dẳng không dứt, cần nhận biết sớm nguyên nhân và…
Biến đổi huyết học chủ yếu là trong giai đoạn xuất tiết và kịch phát. Số lượng bạch cầu tăng từ 20.000 đến 50.000 tế bào/mm3 ở máu ngoại vi, nhiều trường hợp lên tới 80.000–100.000/mm3. Đặc biệt là bạch cầu lympho.
Cách điều trị và phòng bệnh ở trẻ
Điều trị
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh ho gà, tốt nhất là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Các mẹ không nên tự dùng các loại thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamine tại nhà. Nó không chỉ không có hiệu quả mà còn có thể khiến bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên cho ăn các loại thức ăn lỏng, bú nhiều lần trong ngày, uống nhiều nước. Khi trẻ ho, phải bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Phải biết cách móc đờm, hô hấp nhân tạo cho bé khi có các biểu hiện ngưng thở, tím tái. Đồng thời, phải để bé tránh xa khói bếp, nhất là khói thuốc lá.
Một số loại thuốc dùng điều trị bệnh ho gà ở trẻ như
Erythromycine 30 – 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống hoặc Cotrimoxazole 30 – 50 mg/kg/24 giờ. Với trẻ sơ sinh thì không được sử dụng Cotrimoxazole
Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày
Salbutamol 0.2 mg/kg/ngày.
Thời gian điều trị là 14 ngày
Phòng bệnh cho bé
Tiêm chủng là cách để bạn phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Lịch tiêm vắc xin như sau:
Mũi cơ bản: gồm 3 mũi khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.
Khi trẻ được 18 tháng tuổi: tiêm nhắc lại một mũi.
Hi vọng những thông tin về bệnh ho gà trên đây sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ thường rất yếu, do đó trẻ rất dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn. Ngoài tiêm phòng, mẹ cũng cần phải đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Chúc bé luôn khỏe mỗi ngày!
Theo Khoe.online tổng hợp