Trẻ thở khò khè và có đờm

Tác giả: huong

Trẻ thở khò khè và có đờm là hiện tượng thường gặp, nhưng hiện tượng này có nguy hiểm hay không và cách xử lý như thế nào?

Nguyên nhân trẻ thở khò khè và có đờm

Trẻ thở khò khè và có đờm
Thở khò khè và có đờm làm cho bé bứt rứt, khó chịu
  • Hen suyễn chính là nguyên nhân dẫn đến thở khò khè và có đờm.
  • Bé ho, khan tiếng, thở khò khè là nguyên nhan dẫn đến viêm thanh phế quản cấp tính.
  • Viêm amidan cấp tính cũng làm cho bé thở khò khè và có đờm.
  • Sau khi bé uống sữa không trán miệng bằng nước lạnh cho nên sau chất nhầy đóng lại, làm cho bé thở khò khè và có đờm.
  • Những bệnh bẩm sinh, khối ú cũng làm cho bé thở khò khè khi ngủ.
  • Khi bé khịt mũi nước mũi sẽ bị chảy xuống vùng họng và làm cho bé thở khò khè.

Bé bị khò khè có đờm nên làm gì?

  • Khi bé thở khò khè và có đờm thì tiếng khò khè phát ra nặng hơn, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám.
  • Sau khi cho bé bú bố mẹ nên cho bé uống nước trán miệng. Một chút nước cốt chanh hoặc nước cốt gừng pha với nước ấm sẽ giúp bé long đờm.
  • Nếu như trong gia đình có người bị hen suyễn mà bé lại có những dấu hiệu thở khò khè thì nhất định phải đưa đến bệnh viện, càng sớm càng tốt.
  • Bố mẹ không được tự ý cho các bé uống thuốc tan đờm và cũng không được dùng máy hút đờm nếu như không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là vào mùa đông. Nếu như không có việc gì cần thiết thì không nên đưa bé ra ngoài. Thời tiết lạnh chính là nguyên nhân làm cho bé bị viêm phế quản. Nếu vào mùa hè thì nên thường xuyên lau mồ hôi cho bé, nhất là vùng lưng và ngực.
Trẻ thở khò khè và có đờm
Vào mùa đông hãy giữ ấm cơ thể bé để không bị viêm họng
  • Khi bé đang bị thở khò khè và có đờm thì nên cho bé ăn những món ấm, nóng. Ngay cả sữa cũng phải hâm nóng trước khi cho bé uống.
  • Khi bé khỏi dứt điểm cũng phải duy trì việc nhỏ nước muối sinh lý cho bé hàng ngày, nhất là vệ sinh mũi, họng.

Một số bài thuốc dân gian giúp tan đờm

Qủa tắc

Trẻ thở khò khè và có đờm
Tắc và đường phèn hoặc mật ong chính là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Qủa tắc ngâm với mật ong hoặc chưng cấp thủy với đường phèn rồi cho bé uống. Loại siro này có tác dụng chữa ho cực kỳ hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, tan đờm.

Lá húng chanh

Rửa sạch lá húng chanh và quả tắc xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho một ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 20 phút, uống liên tục 1-2 lần/ngày sẽ hết ho.

Hạt chanh

Hạt chanh tuy có vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng giảm ho, tiêu đờm và giảm khò khè. Cách làm như sau:

Hạt chanh đem giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, hấp cách thủy (hấp trong nồi cơm đang sôi). Cho bé uống 1-2 muỗng cà phê/lần, mỗi ngày nên uống 4-6 lần.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng thở khò khè và có đờm ở trẻ sơ sinh cho nên các bậc phụ huynh cần phải cẩn thận, khi để bệnh quá nặng sẽ càng khó trị.

Theo Khoe.online tổng hợp