10 kinh nghiệm niềng răng hữu ích, nhất định phải biết
Tác giả: Phan Duong
Niềng răng (hay còn gọi là chỉnh nha) là phương pháp dịch chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí bằng những khí cụ nha khoa chuyên dụng.
Với những ai dự định chỉnh nha trong thời gian tới, có thể có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp như khi nào niềng tốt nhất, bằng phương pháp nào, thời gian niềng bao lâu… Hãy cùng tìm hiểu các kinh nghiệm niềng răng hữu ích bên dưới nhé!
1. Độ tuổi niềng răng tốt nhất
Theo nhiều chuyên gia nha khoa, 6 – 12 tuổi là giai đoạn niềng răng tốt nhất. Vì lúc này, khung xương hàm phát triển mạnh mẽ, nhưng mật độ xương chưa hoàn thiện nên rất thích hợp để tầm soát phát hiện những sai lệch nếu có (như hô, móm, hẹp hàm…). Thêm vào đó, từ 6 tuổi trở đi là thời điểm thay răng mới, nếu theo dõi sát sao và chỉnh nha kịp thời thì việc định hướng răng mọc đúng cực kỳ dễ dàng, mang lại kết quả hàm răng đều đẹp và xương hàm cân đối. Do vậy, phụ huynh có con nhỏ nên chú ý khoảng thời gian vàng này để sớm tầm soát và điều chỉnh răng cho con.
2. Xác định tình trạng răng miệng chính xác
Kinh nghiệm trước khi niềng răng không thể bỏ qua là nên thăm khám và đánh giá tình trạng răng miệng chuẩn xác, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chỉnh nha nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, chuyên môn giỏi. Điều này giúp bạn có kế hoạch niềng cùng phương pháp thích hợp, cam kết kết quả như ý trong thời gian sớm nhất.
3. Thời gian niềng răng
Trên thực tế, thời gian chỉnh nha trung bình từ 24 tháng trở lên (thậm chí có những ca đạt kết quả tốt chỉ sau 12 tháng), phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như mức độ sai lệch, có nhổ răng hay không, tình trạng sức khỏe, phương pháp niềng…
Theo đó, trong khoảng thời này, khách hàng trải qua quy trình niềng răng tiêu chuẩn bao gồm 5 bước cơ bản từ việc khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang (để xem tình trạng răng miệng); tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng (để thiết kế mắc cài/khay niềng cá nhân hóa); gắn khí cụ niềng răng; tái khám (thường khoảng 1 tháng/lần), theo dõi tiến triển theo kế hoạch đến tháo niềng và đeo hàm duy trì.
4. Kinh nghiệm đi niềng răng: Lựa chọn phương pháp niềng thích hợp
Chọn đúng phương pháp chỉnh nha vô cùng quan trọng, có tính quyết định đến tỷ lệ thành công của tất cả ca niềng. Dưới đây là những phương pháp niềng phổ biến nhất:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Là phương pháp niềng răng truyền thống bằng mắc cài, khí cụ chuyên dụng. Cách niềng phù hợp với hầu hết trường hợp răng, hàm sai lệch và chi phí thấp.
- Niềng răng mắc cài sứ: Là phương pháp chỉnh nha có cách thức hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại, nhưng mắc cài được thay bằng chất liệu sứ cao cấp nhằm đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Là phương pháp niềng bằng hệ thống khay niềng trong suốt làm từ chất liệu nhựa sinh học cao cấp (thay cho mắc cài, dây cung trong phương pháp truyền thống), được thiết kế chuyên biệt cho từng cá nhân theo kế hoạch của bác sĩ. Một số ưu điểm nổi bật là độ an toàn cao, kết quả di chuyển răng hiệu quả và mang lại trải nghiệm niềng như không niềng
Những ai dự định niềng răng, để biết chính xác đâu là phương pháp chỉnh nha “chân ái” của mình, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên môn giỏi và sở hữu trang thiết bị hiện đại.
5. Nhổ răng để niềng răng: Nên hay không?
Có nên nhổ răng khi niềng răng không là một trong những thắc mắc thường gặp. Không phải mọi ca niềng răng đều cần nhổ răng, mà tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng nhất định. Cụ thể:
- Các trường hợp không cần nhổ: Răng thưa, răng mọc không quá dày, trẻ em đang trong độ tuổi “vàng” (6 – 12 tuổi).
- Các trường hợp cần nhổ: Hàm có quá nhiều răng, răng hô, răng móm, răng mọc lệch/chen chúc/lộn xộn, răng khôn bị sâu/mọc ngầm/mọc ngang…
6. Niềng răng có đau không?
Sự tác động của khí cụ, khay niềng nhằm đưa răng dịch chuyển về những vị trí đúng trên cung hàm thường gây ra cảm giác đau, nhưng chỉ dừng lại mức ê buốt hoặc căng tức có thể chịu được. Tuy nhiên, cơn đau đó xuất hiện trong vài ngày đầu rồi giảm dần theo thời gian khi răng hàm đã “thích nghi” với lực kéo mới từ hàm niềng.
7. Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín
Thêm một kinh nghiệm niềng răng hữu ích khác cho tất cả mọi người là cần chọn cơ sở nha khoa chỉnh nha đáng tin cậy, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị tân tiến. Qua đó, khách hàng nhận kết quả niềng như mong đợi trong thời gian ngắn nhất và hạn chế tối đa cơn đau nhức khó chịu mỗi lần siết răng.
Nếu các bạn chưa chọn lựa được nơi niềng răng chất lượng thì có thể tham khảo địa chỉ Nha khoa Elite với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha nhiều năm tu nghiệp nước ngoài, có hơn 9 năm điều trị Invisalign và 10 năm điều trị mắc cài giúp đưa ra phác đồ chỉnh nha tối ưu cho từng trường hợp. Bên cạnh đó, Elite Dental còn liên tục cập nhật nhiều công nghệ hiện đại cùng trang bị máy móc tối tân như công nghệ scan răng 3D Trios, phần mềm Clincheck, máy chụp phim Sirona (Đức)… để hỗ trợ quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
8. Chế độ ăn uống: Nên ăn gì và không nên ăn gì?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp có tác dụng hạn chế các vấn đề không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả niềng như bung mắc cài, đứt dây cung, thun buộc ố màu, chảy máu vùng má hoặc nướu…
Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm nên và không nên ăn cho người mới niềng răng:
- Thực phẩm nên ăn: Thức ăn chín, mềm (như cháo, súp…); sữa và thực phẩm từ sữa (như bánh mì, phô mai, bơ, sữa chua…); các món từ trứng (như bánh flan, bánh bông lan…); các loại rau củ, trái cây mềm (như đu đủ, bơ…); ngũ cốc dinh dưỡng; thịt; hải sản…
- Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm cứng (như kẹo, xương, đá viên…); thực phẩm dẻo, dính răng (như kẹo dẻo, kẹo cao su, xôi nếp…); thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh hoặc thực phẩm giòn, nhiều vụn (như bánh quy, bánh mì…).
9. Cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn
Mắc cài, dây cung có thể trở thành nơi “trú ngụ” của mảng bám, cao răng, vi khuẩn… dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu… và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha nếu bạn không vệ sinh đúng cách. Do đó, hãy lưu lại ngay những cách chăm sóc sau niềng hiệu quả như:
- Sử dụng bàn chải lông mềm: Chọn bàn chải lông mềm mại, kích thước vừa vặn với miệng giúp bạn dễ dàng chải răng và loại bỏ mảnh vụn thức ăn mà không tổn thương nướu.
- Chải răng đều đặn sau mỗi bữa ăn: Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn có tác dụng làm sạch khoang miệng, hạn chế bám mùi và tạo thành mảng bám, cao răng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa flour: Dùng kem đánh răng có hàm lượng Flour phù hợp là cách phòng ngừa sâu răng tối ưu. Vì Flour là khoáng chất cần thiết cho việc tạo men và ngà răng nhằm bảo vệ men răng khỏi vi khuẩn gây hại.
- Kết hợp vệ sinh bằng bàn chải kẽ nha khoa và tăm nước: Có những mảnh vụn thức ăn nhỏ không thể được làm sạch hoàn toàn bằng bàn chải đánh răng thông thường. Vậy nên, các bạn nên sử dụng thêm bàn chải kẽ nha khoa (hoặc chỉ tơ nha khoa) và máy tăm nước để loại bỏ hết mảng bám.
- Cạo vôi răng định kỳ: Vôi răng không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn gây ra vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu… Do đó, bạn hãy đến nha khoa cạo vôi 6 tháng/lần nhằm lấy hết phần cặn cứng dưới kẽ răng.
10. Các thói quen không tốt cần loại bỏ khi niềng
Muốn đạt được kết quả chỉnh nha như ý, bạn hãy từ bỏ những thói quen xấu sau đây:
- Tự điều chỉnh dây mắc cài chỉ vì chúng chọc vào má hoặc gây khó khăn trong việc nhai nghiền thức ăn.
- Luyện tập các môn thể thao dễ bị va đập vào vùng miệng như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá…
- Không đi khám răng theo đúng lịch hẹn.
- Sử dụng thức uống có cồn và hút thuốc lá.
- Không đeo hàm duy trì sau khi niềng khiến răng xô lệch trở lại.
- Cắn móng tay.
- Nghiến răng.
- Cắn bút.
- Ngủ há miệng.
Hy vọng chia sẻ kinh nghiệm niềng răng kể trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Có thể thấy, đội ngũ bác sĩ thực hiện, phương pháp niềng răng và hệ thống máy móc, công nghệ là các yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả cùng thời gian chỉnh nha nên những ai dự định niềng hãy tìm hiểu, lựa chọn kỹ càng nhé!