Chuyên gia giải đáp: Bọc răng sứ có niềng được không?
Tác giả: Phan Duong
Bọc răng sứ là một kỹ thuật phục hình phổ biến trong nha khoa nhằm mục đích tái tạo tính thẩm mỹ và chức năng vốn có của răng. Còn niềng răng là phương pháp dịch chuyển răng về đúng vị trí ban đầu bằng khí cụ chuyên dụng, từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng răng thưa, mọc chen chúc hoặc hàm hô/móm.
Bọc răng sứ có niềng được không là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng. Vì làm răng sứ chỉ mang lại tính thẩm mỹ nhất định cho trường hợp răng sâu vỡ lớn, răng đã chữa tủy, răng bị suy yếu… mà không thể hỗ trợ khắc phục triệt để tình trạng răng mọc chen lấn lẫn nhau, khớp cắn ngược, hô xương, móm xương… Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây!
1. Làm răng sứ có niềng răng được không?
Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng không phải trường hợp nào cũng mang lại kết quả như ý. Bởi, khi bọc sứ, bác sĩ thường mài nhỏ mô răng thật để tạo cùi lắp mão sứ, có nghĩa là mô răng thật bị xâm lấn khá nhiều và mão sứ có khả năng không thể chịu được lực nắn kéo từ khí cụ. Đồng thời, vị trí, kích cỡ các mão đã được xác định sao cho hoàn thiện tính thẩm mỹ cao cùng khớp cắn chuẩn nhất nên có thể không còn khoảng trống cho răng dịch chuyển.
Lời khuyên cho bạn rằng muốn biết chính xác răng sứ có niềng răng được không, hãy thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín và nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ chỉnh nha dày dặn kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững vàng.
2. Niềng răng sau khi bọc sứ: Trường hợp nào nên và không nên làm?
Tùy theo đặc điểm răng mà bác sĩ quyết định niềng hay không. Cụ thể:
– Trường hợp có thể niềng:
- Chỉ bọc răng sứ cho một vài chiếc răng: Nếu là mão sứ đơn lẻ, khung hàm và những răng thật còn lại vẫn có khả năng chịu lực tác động của mắc cài, dây cung, khay niềng… (vì chia đều cho cả răng thật lẫn mão sứ), giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn nhanh chóng.
- Chân răng khỏe mạnh: Với phương pháp niềng răng, các khí cụ chỉnh nha sẽ gắn trực tiếp lên mão răng sứ và tác động lực kéo, siết thông qua đó. Nếu tỷ lệ mô răng còn lại nhiều và đạt tiêu chuẩn nhất định thì bạn có cơ hội tiếp tục chỉnh nha bởi răng có thể chịu được tác động trong suốt quá trình niềng răng.
- Răng chưa từng lấy tủy: Với trường hợp tủy răng chưa bị lấy, còn nguyên vẹn, bạn có khả năng niềng răng được. Bởi lẽ, chân răng thật còn chắc và chịu nổi lực kéo, siết tốt từ khí cụ.
- Răng sứ thẩm mỹ làm đúng tiêu chuẩn: Khi mão sứ đáp ứng các tiêu chí cơ bản như kín, khít, dán dính tốt, các bạn có thể niềng răng sau đó và hạn chế chân răng bật ra ngoài.
– Trường hợp không thể niềng:
Nếu bạn từng bọc răng sứ nguyên hàm thì bác sĩ đã thiết kế mão sứ đạt tính thẩm mỹ và khớp cắn hoàn chỉnh như răng thật. Do vậy, bạn khó thực hiện niềng răng vì tỷ lệ mô răng thật không còn nhiều khiến lực kéo suy giảm và không đủ không gian để răng dịch chuyển.
3. Lời khuyên khi niềng răng bọc sứ
Bởi bọc răng sứ chỉ giúp khắc phục một số khuyết điểm nhất định trên răng nên ở các trường hợp răng hô, răng móm, răng khấp khểnh… bác sĩ cân nhắc chỉ định bọc sứ kết hợp niềng răng. Tuy nhiên, đây là một ca chỉnh nha khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm thực tế nhiều cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, công nghệ tân tiến nhằm điều chỉnh lực siết phù hợp, tránh gây vỡ mão sứ. Đồng thời, bác sĩ cũng cần theo dõi sát sao quá trình điều trị, đảm bảo kết quả sau cùng là hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa.
Chính vì vậy, khách hàng có nhu cầu nên chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực chiến dày dặn và sở hữu hàng loạt trang thiết bị cần thiết.
QUAN TRỌNG hơn hết, ngay từ ban đầu, các bạn hãy tìm hiểu cặn kẽ các phương pháp nhằm khắc phục vấn đề răng miệng của mình chuẩn xác hơn, mà không mất nhiều thời gian, công sức.
Trong đó, hầu hết bọc răng sứ chỉ áp dụng cho các trường hợp như răng xỉn màu, răng ố vàng, răng sứt mẻ… Còn nếu răng lệch lạc, răng mọc chen chúc, răng hô, răng móm, sai lệch khớp cắn… thì niềng răng là giải pháp điều trị lý tưởng, vừa mang lại kết quả toàn diện, dài lâu, vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Hy vọng chia sẻ kể trên đã giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có niềng được không của bạn đọc. Nhìn chung, muốn biết chính xác tình trạng răng miệng bản thân thích hợp chữa trị bằng phương pháp nào, các bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín, có những bác sĩ lành nghề để được tư vấn chuẩn xác nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm: Nên niềng răng hay bọc sứ? Phương pháp nào tốt hơn?