Vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cách khắc phục
Tác giả: Đồng Nguyễn
Nhiều người được chỉ định phẫu thuật để xử lý bệnh lý thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên, vì sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau nên người bệnh khá lo lắng không biết có vấn đề gì không. Hãy cùng Khoe.online tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Đau sau mổ thoát vị đĩa đệm có sao không?
Thông thường, cơn đau ở vị trí đĩa đệm sau điều trị xuất hiện rõ nhất trong 2 – 6 tuần đầu, sau đó giảm dần và có thể khỏi hẳn trong 3 – 6 tháng và bệnh nhân có thể vận động bình thường.
Đau nhức vùng đĩa đệm sau mổ 2 – 6 tuần là hoàn toàn bình thường.
Thế nhưng, nếu bị đau kéo dài, kèm một số biểu hiện bất thường bên dưới thì có thể báo hiệu rằng dây thần kinh đang bị tổn thương hoặc điểm khâu chỉ, bấm kim hoặc băng hậu phẫu thuật có vấn đề:
- Cơn đau nhói thành từng cơn.
- Cơn đau xuất phát từ vị trí mổ và lan rộng khắp cơ thể.
- Cảm giác nóng rát ở vị trí phẫu thuật.
- Cảm thấy đau nhức cơ.
- Đau nhức vùng thắt lưng.
2. Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?
Nguyên nhân bị đau nhiều sau mổ thoát vị đĩa đệm rất đa dạng. Chẳng hạn như:
2.1 Tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn
Khoảng thời gian vết thương phục hồi không giống nhau ở tất cả bệnh nhân. Cơ địa một số người cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn (trên 6 tháng) để hoàn toàn lành hẳn.
2.2 Hội chứng thất bại sau mổ
Tuy khá hiếm gặp (chỉ chiếm 4 – 10% trong các trường hợp phẫu thuật) nhưng hội chứng thất bại sau mổ có thể là một trong những nguyên do khiến vết thương vẫn bị đau nhức. Một số yếu tố dẫn đến hội chứng nguy hiểm này là đĩa đệm còn sót lại sau mổ, cột sống mất vững, mô xơ sẹo, thần kinh bị tổn thương…
2.3 Bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát
Nhiều bệnh nhân lầm tưởng phẫu thuật có khả năng khắc phục hoàn toàn cơn đau thoát vị đĩa đệm từ nay về sau. Thế nhưng, thực chất kết quả mổ thoát vị đĩa đệm có giữ lâu dài hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc vết thương, cách sinh hoạt – vận động hàng ngày, chế độ ăn uống…
Dù đã thực hiện phẫu thuật nhưng tỷ lệ tái phát thoát vị đĩa đệm khá cao.
2.4 Một số yếu tố khác
Bên cạnh các lý do phổ biến như trên, còn rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật gồm:
- Tuổi tác: Tuổi của người bệnh càng cao thì tỷ lệ thành công của ca mổ càng thấp, nguy cơ gặp rủi ro trong và sau hậu phẫu càng lớn.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Sau mổ thoát vị nhưng bệnh nhân không thay đổi tư thế sinh hoạt có thể dẫn đến tái phát cơn đau trở lại.
- Rủi ro trong y tế khó đoán trước: Tuy đã xử lý thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật nhưng không vì thế mà người bệnh thỏa sức mang, vác, xách vật nặng như trước. Điều này có khả năng gây thêm tổn thương nghiêm trọng cho khu vực đĩa đệm.
3. Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến
Ngoài cảm giác đau nhức, còn một số triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm không mong muốn khác như:
- Nhiễm trùng vùng mổ: Nếu bệnh nhân không tuân thủ sát sao hướng dẫn chăm sóc vết thương, uống kháng sinh chống viêm như bác sĩ hướng dẫn thì khả năng nhiễm trùng rất cao.
- Nguy cơ thoái hóa cột sống: Bởi vùng đĩa đệm đã có tiền sử tổn thương trước đó nên tỷ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm gặp phải thoái hóa cột sống khi không xây dựng chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý cực kỳ lớn.
- Tái phát bệnh: Theo thông tin thống kế, có khoảng 15% trong tất cả ca mổ có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trở lại.
4. Nên chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm thế nào để nhanh hồi phục?
Bệnh nhân sau phẫu thuật hãy lưu lại những lưu ý quan trọng sau nhằm hạn chế tối đa biến chứng, vết thương nhanh lành:
4.1 Nghỉ ngơi
Khi kết thúc ca mổ, người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động tối đa trong ít nhất 1 – 2 tuần đầu. Lúc vết mổ dần ổn định, trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, bệnh nhân vẫn cần hoạt động nhẹ nhàng, tránh công việc nặng nhọc, quá sức.
4.2 Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Ít nhất 4 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh phải giữ vết mổ khô ráo hoàn toàn và tuyệt đối không chạm, sờ vào vết thương để tránh viêm nhiễm.
4.3 Điều chỉnh tư thế vận động phù hợp
Vì đĩa đệm có tiền sử thoát vị, đau nhức nên bạn phải chủ động thay đổi tư thế hàng ngày để tránh gây tổn thương thêm. Cụ thể:
- Tư thế ngồi: Ưu tiên ngồi ghế tựa có đệm lưng chắc chắn, độ cao vừa người; không ngồi quá 30 phút; hạn chế ngồi bệt xuống sàn hoặc ngồi khoanh chân.
- Tư thế đứng: Cần tập đứng ở tư thế hai chân rộng bằng vai, thả lỏng cơ vai và cơ cổ.
- Tư thế nằm: Nên nằm trên nệm phẳng, không lún; nếu xoay người thì hãy thực hiện chậm rãi; hạn chế nằm ở sofa hoặc võng.
Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm hàng ngày sau mổ cực kỳ quan trọng.
4.4 Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Cảm giác chán ăn, buồn nôn, ợ hơi… sau mổ là hoàn toàn bình thường (nguyên nhân chủ yếu là do thuốc mê chưa hết hẳn), nhưng có thể khiến cơ thể người bệnh mất sức, suy nhược. Vì thế, bệnh nhân cần xây dựng lại chế độ dinh dưỡng khoa học, dễ tiêu và cân nhắc bổ sung gấp đôi calo bằng các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ… song song các thực phẩm giàu canxi và vitamin D (như cá, trứng, sữa, phô mai…) cho xương chắc khỏe.
5. Giải đáp một số thắc mắc khác
Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp về sau mổ thoát vị đĩa đệm:
5.1 Sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì tập cúi lưng được?
Giai đoạn sau mổ 3 – 6 tháng, người bệnh có thể trở lại lối sống sinh hoạt bình thường và đừng quên luyện tập nhẹ nhàng (như cúi lưng, ép gối tới ngực, nằm chống khuỷu…).
5.2 Tê chân sau mổ thoát vị đĩa đệm có bình thường không?
Tình trạng tê chân trong 1 – 3 tháng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hoàn toàn bình thường, nhưng nếu kéo dài đến hơn 6 tháng thì bệnh nhân hãy chủ động liên hệ bác sĩ để nhận tư vấn thích hợp.
5.3 Nên kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm thế nào?
Muốn vết thương nhanh lành, bệnh tình không bị tái phát, người bệnh tuyệt đối không nên:
- Vận động mạnh hoặc mang, vác vật nặng quá sức.
- Tiêu thụ thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống, xôi nếp, thịt bò…
- Ăn những thực phẩm ít dưỡng chất như đồ chiên rán, đồ đóng hộp…
Nhìn chung, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau không thực sự quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài mãi, không thuyên giảm sau vài tháng thì bạn nên liên hệ bác sĩ để thăm khám và tìm hướng xử trí thích hợp.
Trong trường hợp lo lắng về các rủi ro phẫu thuật nên người bệnh mong muốn tìm kiếm phương pháp điều trị bảo tồn và không xâm lấn, phòng khám ACC và đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Tất cả y bác sĩ tại đây sẽ thăm khám tình trạng bệnh cẩn thận và chủ động ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng một cách chuẩn xác. Qua đó, người bệnh được chữa trị giải pháp an toàn nhất với hiệu quả lâu dài và ít biến chứng.
Lộ trình điều trị cá nhân hóa theo từng khách hàng tại ACC mang đến trải nghiệm khắc phục thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng, an toàn.