Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và chất lượng giấc ngủ của con. Hãy cùng Khoe.online điểm qua một vài tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đó trong bài viết sau, từ đó tìm cách xử lý thích hợp càng sớm càng tốt để hạn chế cơn đau kéo dài, tác động không tốt đến tốc độ tăng trưởng bình thường. 

1. Một số nguyên nhân khiến bé bị đau chân

Nguyên do khiến bé cảm thấy đau nhức chân rất đa dạng như:

1.1 Trẻ bị đau chân tăng trưởng

Tình trạng thường gặp ở trẻ 5 – 8 tuổi, nhưng vẫn có một số trẻ mắc sớm hơn (khoảng 3 tuổi) và kéo dài đến hết tuổi dậy thì (khoảng trên 12 tuổi). Vì lúc này, tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ quá nhanh nên dồn một lượng trọng lượng lớn đột ngột lên xương chi dưới khiến phần xương đó đau nhức. 

Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nhận biết trẻ đang tăng trưởng tốt và cảm giác đau chỉ tồn tại ở cơ, không phải trong xương nên cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần tìm cách giúp giảm nhẹ cơn đau cho bé là được.

bé bị đau chân không rõ nguyên nhân

Bé bị đau chân, nhiều nhất về đêm, có thể là vì đau chân tăng trưởng. 

1.2 Bé đang gặp các vấn đề bệnh lý

Bên cạnh yếu tố sinh trưởng như trên, trẻ bị đau nhức chân về đêm nhiều nhất có thể là vì:

  • Căng cơ: Nếu chạy nhảy quá mức vào ban ngày khiến cơ bắp chân bị kéo giãn mạnh thì có thể trẻ bị đau chân ban đêm.
  • Chuột rút bắp chân (hay co thắt cơ): Tương tự căng cơ, khi trẻ vui chơi, vận động mạnh, nguy cơ bị co thắt chân cao hơn, khiến cơn đau nhức chân kéo dài. 
  • Cảm cúm: Đau cơ là một trong những biểu hiện cảnh báo cơ thể đang bị cảm cúm, kèm  theo đó là nóng, sốt, mất nước…
  • Thiếu vitamin D, Canxi: Vitamin D và Canxi là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng với sự phát triển, hoàn thiện hệ xương khớp. Nếu cơ thể bị thiếu hụt hai chất này thì có thể khiến bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân.
  • Chứng bàn chân bẹt: Đây là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi trẻ đứng thẳng trên mặt sàn. Tuy thời gian đầu không gây đau nhưng đến một thời điểm nhất định, khung xương không thể chịu lực được nữa, trẻ sẽ bị đau ở nhiều vị trí khác nhau (như mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng, đau thắt lưng…) và khả năng vận động bị hạn chế.
  • Viêm khớp: Nếu bị đau nhói chân cùng dấu hiệu sưng tấy, cứng khớp… thì khả năng cao trẻ bị viêm khớp.
  • Gãy xương: Đau nhức kèm theo sưng tấy, thâm tím, chảy máu… là các biểu hiện rõ nét nhất của việc xương chân bị gãy.

2. Cha mẹ cần làm gì nếu trẻ bị đau nhức chân về đêm?

Vì bé bị đau nhức chân đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên tốt nhất, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán chính xác và tìm cách xử trí thích hợp. 

Trong trường hợp nguyên do khiến trẻ đau chân là do tăng trưởng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà cho con như:

2.1 Chườm nóng

Cha mẹ sử dụng một chai nước ấm hoặc túi chườm nóng chuyên dụng đặt lên vị trí trẻ bị đau 10 – 15 phút/lần, đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng, an toàn.

2.2 Xoa bóp

Kết hợp chườm nóng, phụ huynh đừng quên sử dụng lực tay vừa phải để xoa bóp theo chiều ngang của bắp chân nhẹ nhàng  5 – 10 phút/lần, 10 – 15 lần/ngày. Qua đó giúp cải thiện tình trạng trẻ bị đau chân đi khập khiễng và cảm thấy thoải mái hơn.

bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân

Chườm nóng kết hợp xoa bóp có thể giảm bớt cơn đau.

2.3 Dùng thuốc

Nếu đã áp dụng các phương pháp kể trên nhưng cơn đau không thuyên giảm, cha mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng thích hợp.

2.4 Dùng vật lý trị liệu

Việc luyện tập nhóm cơ ở chân thường xuyên, đúng cách vô cùng quan trọng, để trẻ cải thiện cơn đau nhức mỏi hiệu quả. Trong đó, hầu hết chuyên gia đều đánh giá cao phương pháp vật lý trị liệu (bằng cách sử dụng sóng âm, ánh sáng, nhiệt, vận động cơ học…) vì không xâm lấn, độ an toàn cao và hiệu quả dài lâu.

Hiện nay, phòng khám ACC là chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho trẻ. Bởi, không chỉ có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, đơn vị còn trang bị hệ thống máy móc trị liệu tân tiến như Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, sóng xung kích Shockwave… hỗ trợ hồi phục chức năng của chân tối ưu.

Đặc biệt, nếu bé bị đau chân là vì tình trạng bàn chân bẹt thì các bác sĩ tại ACC sẽ kiểm tra cẩn thận độ bẹt bàn chân bằng công nghệ định vị và đo lòng bàn chân CAD – CAM hiện đại từ Thụy Sỹ nhằm cải thiện cấu trúc bàn chân thành công, chữa lành cơn đau hiệu quả

trẻ bị đau chân ban đêm

Đội ngũ y bác sĩ ACC có kinh nghiệm nhiều năm trong chữa trị bàn chân bẹt hỗ trợ phụ huynh tầm soát và định hướng điều trị phù hợp cho bé.

2.5 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Với trường hợp trẻ đau chân vì thiếu chất, cha mẹ nên xem lại và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất).  Đặc biệt, hãy chủ động bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D và Canxi như trứng, cá, sữa, phô mai… giúp tăng sức khỏe xương khớp cho bé.

3. Bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân: Khi nào nên đi khám?

Nếu tình trạng đau ngày càng tăng dần, kèm theo các biểu hiện bất thường như nóng sốt, chân sưng tấy, hạn chế đi lại vận động, chảy máu, xuất huyết da ở vị trí khớp… dù đã áp dụng những phương pháp kể trên thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại cơ sở uy tín càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, tất các triệu chứng đó cảnh báo bé đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần tìm biện pháp xử trí thích hợp nhanh chóng.

Hy vọng qua bài viết kể trên, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị đau chân không rõ nguyên nhân. Qua đó, cha mẹ có kế hoạch thực hiện thăm khám cho trẻ sớm để xử lý kịp thời, tránh để tình trạng biến chuyển nặng hơn.