Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Tác giả: Ngọc Thảo
Để điều trị thoát vị đĩa đệm, bên cạnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần có chế độ vận động hợp lý và khoa học. Đi bộ được xem là hoạt động đơn giản, tương đối nhẹ nhàng với cột sống nên được nhiều người lựa chọn tập luyện để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, liệu người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Những nguyên tắc đi bộ cho người bệnh như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết bạn nhé!
1. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn vào ống sống hay các rễ dây thần kinh. Bệnh gây ra cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, vùng gáy và cả thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
Nhưng theo bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC, bên cạnh việc điều trị bệnh bằng phương pháp chuyên khoa, bệnh nhân cần kết hợp một số môn thể thao để hỗ trợ cải thiện bệnh. Trong đó, đi bộ là môn thể thao tương đối nhẹ nhàng, không gây áp lực cho cột sống, nếu thực hiện đúng cách sẽ hỗ trợ tối đa cho việc điều trị bệnh.
Đi bộ đúng cách tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
2. Lợi ích của đi bộ với tình trạng thoát vị đĩa đệm
Hoạt động đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm như:
- Cải thiện sự linh hoạt cho vùng lưng dưới: Đi bộ giúp các cơ và khớp vùng lưng dưới (hông, thắt lưng và hai chân) được thư giãn và kéo căng. Nhờ đó, khu vực này trở nên linh hoạt hơn, giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Khi đi bộ, các cơ bắp vùng chân, hông, bụng và cột sống được tăng cường sức mạnh, từ đó hạn chế cơn đau nhức ở lưng dưới.
- Tăng cường lưu thông máu: Đi bộ giúp giãn nở mạch máu giúp tuần hoàn máu thuận lợi, tăng cường oxy và các chất dinh dưỡng đến mô mềm, đĩa đệm. Điều này giúp triệu chứng đau hay nhức mỏi do thoát vị đĩa đệm giảm tối đa.
- Hỗ trợ đào thải độc tố: Trong quá trình co giãn, cơ bắp tạo ra độc tố sinh lý và tích tụ ở các mô cơ tại lưng dưới, gây ảnh hưởng không tốt đến khớp và bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo đó, đi bộ giúp cơ thể đào thải lượng độc tố này, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Kiểm soát cân nặng: Tập luyện đi bộ đúng cách mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân làm tăng áp lực cho cột sống và đĩa đệm. Nhờ đó, không khiến cho thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Các nguyên tắc đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho hệ xương khớp nhưng cần thực hiện đúng cách. Vì việc đi bộ sai cách có thể làm nghiêm trọng tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Dưới đây là những nguyên tắc khi đi bộ mà bệnh nhân nên lưu ý:
- Thời gian và tần suất tập luyện: Người bị thoát vị đĩa đệm nên bắt đầu với 5 phút đi bộ mỗi ngày. Sau đó, khi cơ thể đã làm quen với hoạt động này thì có thể tăng thời gian lên 7 – 10 phút và 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Duy trì tư thế đúng khi đi bộ: Trong khi tập luyện, bạn cần đảm bảo lưng thẳng; mắt hướng về phía trước; cơ bụng siết chặt nhẹ nhàng; vai thả lỏng; tay đánh nhịp nhàng. Đặc biệt, chân khi tiếp đất cần đặt gót chân trước rồi đến bàn chân và mũi chân.
- Duy trì nhịp thở đều: Bạn nên chú ý thở đều, kết hợp thở bằng mũi và miệng để giảm tình trạng khó thở và mệt mỏi trong lúc đi bộ.
- Lựa chọn giày đi bộ: Bạn cần chọn giày chuyên dùng để đi bộ, vừa chân và có đệm gót để nâng đỡ chân tốt hơn, hạn chế chấn thương khi tập luyện.
- Không cố gắng bước dài và nhanh: Khi đi bộ, người bệnh không được bước quá dài hay quá nhanh. Thay vào đó, bệnh nhân cần giữ khoảng cách giữa hai chân sao cho động tác bước thật thoải mái.
- Không nên mang hoặc cầm nhiều đồ vật: Khi đi bộ, bạn nên hạn chế mang hoặc cầm theo đồ ăn, thức uống, dắt em bé,… Bởi điều này không chỉ làm chi phối tâm trí mà còn làm sai tư thế đi bộ, vung 2 tay không thoải mái và đều đặn.
Đi bộ chỉ có hiệu quả hỗ trợ cải thiện bệnh thoát bị đĩa đệm khi được thực hiện đúng cách.
4. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
Việc tập luyện đi bộ chỉ có thể hỗ trợ bệnh nhân cải thiện tình trạng đau nhức đĩa đệm. Để chữa đau tận gốc và phục hồi hoàn toàn khả năng vận động, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tiếp cận với phương pháp chữa đau phù hợp.
Liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Pneumex của phòng Khám ACC đã chữa đau cho rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, trong đó có nhiều trường hợp đã bị suy giảm chức năng vận động.
Nguyên lý điều trị của Chiropractic là thực hiện điều chỉnh các đốt xương sống bị sai lệch – nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm. Theo đó, bác sĩ ACC sẽ nắn chỉnh đĩa đệm và các khớp về đúng vị trí, giảm áp lực đĩa đệm bảo tồn dây thần kinh đi qua đốt sống. Nhờ đó, các triệu chứng được cải thiện, bệnh nhân không còn chịu đựng những cơn đau khó chịu, dai dẳng. Bên cạnh đó, ACC còn kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Pneumex với thiết bị giảm áp Vertetrac, trị liệu vận động chủ động ATM2, kéo giãn giảm áp cột sống DTS,… nhằm phục hồi khả năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ thực hiện nắn chỉnh cột sống đúng kỹ thuật giúp giảm và loại bỏ cơn đau thoát bị đĩa đệm, người bệnh sớm vận động như bình thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và lưu ý khi luyện tập mà bệnh nhân có thể tham khảo. Nhìn chung, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ để cải thiện trình trạng bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh tận gốc bạn nhé!