Chữa bong gân cổ chân như thế nào? 5 cách hiệu quả, an toàn

Tác giả: Nguyễn Huy

Bong gân cổ chân là chấn thương khá phổ biến, gây ra nhiều đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, nếu tình trạng bong gân kéo dài có nguy cơ cao ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp. Vậy làm thế nào để chữa bong gân cổ chân hiệu quả, an toàn? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết nhé!

1. Tìm hiểu tình trạng bong gân cổ chân là gì?

Trước khi tìm hiểu cách điều trị bong gân cổ chân, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng bong gân ở cổ chân cũng như nguyên nhân và triệu chứng cụ thể.

1.1 Bong gân cổ chân là gì?

Bong gân cổ chân được hiểu là tình trạng dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn hoặc rách do chấn thương và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Thông thường, bong gân cổ chân được chia thành 3 mức độ:

  • Mức độ 1 (nhẹ): Dây chằng cổ chân bị kéo căng nhưng không rách và mắt cá chân vẫn ổn định. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và cứng khớp.
  • Mức độ 2 (trung bình): Một hoặc nhiều dây chằng bị rách bán phần; khớp bị mất ổn định, cử động khó khăn và có cảm giác đau.
  • Mức độ 3 (nặng): Một hoặc nhiều dây chằng bị đứt hoàn toàn; vùng cổ chân sưng, bầm tím. Đồng thời, người bệnh có cảm giác đau nhức, đứng không vững, thậm chí là không thể cử động.

cách chữa bong gân cổ chân

Bong gân là một loại chấn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi.

1.2 Triệu chứng bong gân cổ chân

Dưới đây là những dấu hiệu bị bong gân cổ chân mà bệnh nhân nên chú ý:

  • Bầm tím và sưng tại vị trí mắt cá nhân. Trong một số trường hợp bong gân nặng, khi người bệnh dùng tay ấn vào cổ chưng sẽ để lại vết lõm.
  • Phần khớp cổ chân xuất hiện cơn đau nhói từ âm ỉ đến dữ dội, mức độ đau tăng dần khi di chuyển nhiều.
  • Người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” sau đó mất cơ năng cổ chân giống gãy xương.

1.3 Nguyên nhân gây bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Chấn thương khi tiếp đất bằng một chân trong lúc nhảy hoặc xoay người.
  • Chấn thương khi đi bộ hoặc tập luyện các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, đá banh,…
  • Người bệnh bị giẫm vào chân hoặc cổ chân.
  • Khi bị chấn thương do bàn chân lật vào trong (tổn thương dây chằng bên ngoài) hoặc lật ra ngoài (tổn thương dây chằng bên trong).

2. Làm thế nào để chữa bong gân cổ chân hiệu quả, đảm bảo an toàn

Để tình trạng bong gân cổ chân thuyên giảm hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp sau:

2.1 Điều trị bong gân cổ chân tại nhà

– Bong gân mức độ nhẹ

Tình trạng bong gân cổ chân nhẹ có thể cải thiện nếu áp dụng cách chăm sóc tại nhà dưới đây:

  • Dùng băng thun băng ép phần khớp bị chấn thương để giúp cố định khớp, giảm đau và sưng.
  • Tiếp theo, bệnh nhân tiến hành chườm lạnh đá hoặc nước lạnh trong 4 giờ đầu sau khi bong gân. Bước này giúp làm dịu cơn đau và co mạch, ngưng chảy máu trong và giảm phù nề.
  • Bệnh nhân nên hạn chế đi lại, thay vào đó nên nghỉ ngơi ở trên giường, kê chân bị bong gân cao hơn tim hoặc gác chân ở gối ôm khoảng 10 cm. Nếu ngồi thì người bệnh nên kê chân cao ngang hông để máu không bị bồn xuống khu vực cổ chân gây sưng đau nhiều hơn.

– Bong gân mức độ vừa và nặng

Với tình trạng bong gân mức độ vừa và nặng, nếu người bệnh không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo, sốt hoặc không giảm sau khoảng 1 tuần thì nên gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra cách điều trị kịp thời. Bởi vì nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến cứng khớp và đau khớp dai dẳng.

2.2 Sử dụng thuốc

Nếu bong gân cổ chân do chơi thể thao, bạn có thể dùng ethyl clorua hoặc thuốc giảm đau, kháng viêm như NSAIDs, acetaminophen để kiểm soát cơn đau, sưng tấy. Lưu ý, không dùng aspirin vì làm có thể làm chống ngưng kết tiểu cầu và gây chảy máu trong, từ đó tình trạng sưng đau cổ chân trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3 Cố định vùng cổ chân

Đối với trường hợp chấn thương cổ chân nặng, người bệnh cần được cố định cổ chân bằng nẹp vải hoặc nẹp bột trong thời gian 4 – 6 tuần để dây chằng hồi phục. Lúc này, nếu người bệnh vận động có thể dẫn đến tình trạng mất vững khớp cổ chân mạn tính.

2.4 Vật lý trị liệu

Nếu vị trí cổ chân bị bong gân giảm sưng đau, có thể cử động nhẹ nhàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt để khôi phục phạm vi chuyển động, tăng cường sức mạnh, độ linh hoạt và ổn định cho cổ chân.

Tại ACC, liệu trình Vật lý trị liệu được thiết kế cá nhân hóa với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị – máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, đồng thời hỗ trợ tái tạo xương, gân và các mô mềm khác.

Trong đó, sóng xung kích Shockwave sử dụng sóng âm mang năng lượng lớn tác động sâu vào lớp mô bên trong nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi của dây chằng. Đồng thời, tia laser cường độ cao IV kích thích quá trình sản xuất ATP giúp giảm viêm, đau và nâng cao hiệu quả của cơ chế tự phục hồi của cơ thể. Hơn nữa, các bác sĩ tại ACC còn sử dụng băng dán cố định cơ RockTape để hỗ trợ vận động, nâng đỡ cơ và giảm sưng, đau cổ chân hiệu quả.

cách chữa bong gân cổ chân hiệu quả

Sóng xung kích Shockwave tác động sâu vào mô, tế bào giúp giảm sưng đau.

Ngoài ra, bác sĩ ACC còn ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) để nắn chỉnh các sai lệch xương khớp (nếu có) về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, hỗ trợ chữa lành cơn đau đồng thời kích thích cơ thể tự chữa lành vết thương.

2.5 Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị bong gân cổ chân chỉ áp dụng khi các phương pháp trên không đạt hiệu quả, đồng thời tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở để bỏ đi mảnh xương, sụn lỏng lẻo hoặc sửa lại các dây chằng bị đứt.

3. Một số lưu ý khi điều trị bong gân cổ chân

Để quá trình chữa bong gân cổ chân được hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý một điều sau:

  • Người bệnh không nên dùng rượu hoặc cao nóng để xoa bóp vào cổ chân bị bong gân vì sẽ khiến máu chảy trong nhiều hơn và làm phần cơ bị teo cứng.
  • Hạn chế dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm thuốc vào khớp. Bởi vì thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, nếu làm dụng có thể gây hại cho ga, thận, dạ dày. Còn thuốc tiêm vào khớp sẽ giúp giảm đau nhanh vào lần đầu tiên, nhưng những lần sau đó thì cơn đau sẽ nhiều hơn trước, khớp sưng tấy và khó vận động.
  • Bệnh nhân nên siết băng ở một mức vừa phải, tương đối nhằm cố định phần khớp. Đồng thời nên tránh băng quá lỏng có thể làm băng lệch, tuột trong quá trình di chuyển; hoặc băng quá chặt vì sẽ làm cản trở máu lưu thông, gây đau nhức, bầm tím cổ chân.

chữa bong gân cổ chân hiệu quả

Khi băng cổ chân bằng thun nên siết vừa phải, không quá lỏng hay quá chặt để không làm tình trạng bong gân nặng hơn.

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đối với trường hợp bị bong cổ chân nặng kèm theo các dấu hiệu như vị trí khớp bị thương không thể cử động được, dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong khỏi điểm bám khiến khớp trở nên lỏng lẻo, người bệnh sốt hơn 2 ngày. Lúc này, người bệnh hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây đã chia sẻ các phương pháp chữa bong gân cổ chân hiệu quả, an toàn. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng bong gân ở cổ chân thì hãy sơ cứu ngay tại nhà. Sau đó, đừng ngần ngại liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả, an toàn nhé!

>>> Tham khảo thêm: https://acc.vn/cach-xu-ly-bong-gan-co-chan-nhanh-khoi-nhat/