Đau vùng bụng và các biểu hiện bệnh lý nguy hiểm

Tác giả: uyennguyen

Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng người ta nghĩ ngay đến rối loạn tiêu hóa chứ không hề xem xét đau vùng bụng thượng vị hay bên trái, phải…Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu đó là các vệt như viêm túi mật, loét dạ dày, viêm ruột thừa, lao ruột.

Đau vùng bụng và những bệnh lý nguy hiểm
Đau vùng bụng và những bệnh lý nguy hiểm

Phân chia vị trí đau vùng bụng giúp dễ dàng hơn trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. Tùy vào mỗi ví trí đau bụng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa trị khác nhau.

Đau vùng bụng thượng vị và bụng trên

Dạ dày bị thủng

Đây là một bệnh lý cực kì nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Khi thủng dạ dày sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau dữ dội vùng thượng vị, nôn nhiều, bí đại tiện và trung tiện.

Mạch bệnh nhân thường đập nhanh, tâm trạng hốt hoảng, bồn chồn. Bụng có cảm giác cứng, đầy hơi. Khi khám thấy hình liềm hơi trên gan và trên dại dày.

Loét hoặc viêm dạ dày

Cảm thấy đau bụng ở vùng thượng vị, ợ chua, nôn khi ăn. Viêm loét dạ dày thường xuất hiện theo chu kì, thường xuất hiện đau sau các bữa ăn.

Túi mật và đường mật rối loạn vận động

Khi túi mật, cơ tròn Lutchkens co bóp không đều sẽ gây nên những cơn đau quặn khó chịu tại hạ sườn phải lan lên vai phải. Dùng tay ấn nhẹ vào vùng túi mất cơn đau sẽ tái phát.

Bệnh này thường gặp ở trẻ em là nhiều nhất. Thường không có dấu hiện vàng da, vàng mắt hay sốt nên rất khó phát hiện.

Giang mai thần kinh (giai đoạn III)

Giang mai thần kinh ở giai đoạn III sẽ xuất hiện các triệu chứng đau vùng bụng thượng vị. Người bệnh nôn rất nhiều, cơn đau thường khó kiểm soát.

Khi trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là điều bố mẹ cảm thấy lo lắng nhất, bé sơ sinh chưa có khả năng tương tác với bố mẹ cho nên rất khó để phát hiện những dấu hiệu của bé. Vậy khi bé sơ sinh bị đau bụng bố mẹ phải…

Áp xe gan

Đau bụng vùng thượng vị do áp xe gan rất hiếm gặp nhưng bạn cũng không nên bỏ qua căn bệnh lý nguy hiểm này khi đau bụng không rõ nguyên nhân. Biểu hiện bệnh cụ thể như:

Đau ở vùng gan lan sang ngực, người bệnh thường không dám cử động mạnh, thở mạnh.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn như sốt, mô khô, lưỡi bẩn, lượng bạch cầu tăng. Thăm khám thấy gan to và sưng. Nếu không kịp thời chữa trị, áp xe gan phát triển và vỡ vào ổ bụng khiến viêm màng bụng cấp.

Sỏi mật

Sốt, vàng da, cơn đau quặn gan là những biểu hiện của bệnh nhân sỏi mật. Tỉ lệ sỏi mật vỡ ra gây viêm màng bụng cực kỳ cao. Do đó, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đau quặn tại vùng thượng vị thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Túi mật bị viêm

Bệnh nhân viêm túi mật thường xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, người mệt mỏi, đau đầu, viêm họng…Đau vùng bụng túi mật lan lên vai. Ngoài ra khi đưa tay ấn vào túi mật thấy đau.

Đau vùng bụng và những bệnh lý nguy hiểm
Viêm túi mật thường xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, người mệt mỏi

Nếu vỡ vào ổ bụng, nó sẽ gây viêm màng bụng. Nghiêm trọng hơn, mật ngấm qua vách túi mật sẽ khiến nhiễm mật màng bụng.

Giun chui ống mật

Vùng thượng vị và hạ sườn phải xuất hiện các cơn đau khó kiểm soát, dữ dội. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải nằm chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường cho bớt đau. Giun chui ống mật là bệnh thường gặp ở người đã có tiền sử bệnh giun.

Vùng hố chậu và bụng dưới

Khi xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng hố chậu và bụng dưới, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh dưới đây:

Đau ruột thừa

Vùng hố chậu phải thường xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài. Bạn thường cảm thấy buồn nôn, nôn bí đại và trung tiện, phân lỏng. Dùng tay ấn vào vùng bụng thấy rất đau.

Đau bụng kinh

Hiện tượng này khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Vùng hạ vị hoặc hố chậu xuất hiện các cơn đau khi tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước đó 1 tuần.

Đau vùng bụng và những bệnh lý nguy hiểm
Vùng hạ vị hoặc hố chậu xuất hiện các cơn đau có thể là do đau bụng kinh

Viêm đại tràng cấp do amip

Đau vùng bụng hố chậu phải và trái cũng như các hội chứng kiết lị. Rất có thể bạn đã bị viêm đại tràng cấp do amip.

Lao ruột

Hố chậu phải đau âm ỉ, đặc biệt ở vùng hồi manh tràng. Có hội chứng bán tắc ruột Koenig và rối loạn đại tiện. Hoặc các bộ phận khác có dấu hiệu nhiễm lao. Để xác định có lao ruột hay không, bệnh nhân cần phải chụp Xquang đại tràng.

Viêm đại tràng mạn tính

Xuất hiện các cơn đau dọc đại tràng, vùng bụng thường xuyên bị đau là hố chậu trái. Ngoài ra người bệnh có thể bị rối loạn đại tiện, táo bón, phân lỏng, có máu…

Ngoài các bệnh được kể trên, đại trang co thắt cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng là đau ở vùng bụng dưới. Bạn không nên tự điều trị bệnh tại nhà mà thay vào đó nên thăm khám bác sĩ kịp thời để có hướng điều trị tốt nhất.

Mặc dù đau bụng là triệu chứng thường gặp, phần lớn không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đó là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là đau vùng bụng ở các trường hợp vừa kể trên. Nếu xuất hiện các cơn đau kéo dài không rõ nguyên nhân, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Theo Khoe.online tổng hợp