Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tác giả: sites

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như hiện tượng xuất huyết dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng? Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loát dạ dày tá tràng thường gây biến chứng nghiêm trọng

Bạn biết gì về viêm loét dạ dày tá tràng?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây ra hiện tượng đau dạ dày phổ biến nhất. Lớp niêm mạc dạ dày khi bị sung huyết, có hiện tượng loét và thường bị đau do axit và pepsin kích thích. Loét dạ dày tá tràng là tình trạng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương cũng như kích thước vết loét thường lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm. Phụ thuộc vào vị trí viêm hay loét khác nhau sẽ có các loại bệnh khác nhau như bệnh viêm dạ dày, viêm tâm vị, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét bờ cong nhỏ, loét tiền môn vị, loét hàng tá tràng, viêm tá tràng….

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân từ đâu?

– Quá trình ăn uống quá nhanh, chưa nhai kỹ thực phẩm mà đã vội nuốt. Các thức ăn khi chưa được nhai kỹ nếu vào cơ thể sẽ khiến các bộ phận như dạ dày và ruột sẽ phải hoạt động nhiều hơn.

– Thói quen ăn uống tuỳ tiện, ăn không theo bữa, theo giờ.

– Ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh.

– Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Người thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia…

– Người hay thức khuya và ăn khuya.

– Người chịu áp lực và căng thẳng trong cuộc sống thường xuyên.

– Người từng có tiền sử mắc các bệnh lý về dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Không ít các bậc phụ huynh, nhất là những gia đình lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng này ở trẻ. Đa số trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu tiên.…

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý

Đau bụng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường gặp tình trạng đau bụng ở giữa vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị) hoặc triệu chứng đau này có thể lan ra sau lưng. Thường cơn đau này sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn từ 2 tiếng đến 3 tiếng hay khi chúng ta đang đói, lúc ăn vào sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng, thậm chí các cơn đau còn xuất hiện vào lúc nửa đêm. Người bệnh sẽ chịu các cảm giác đau hoàn toàn khác nhau như đau âm ỉ, đau tức bụng, đau bỏng rát, đau quặn từng cơn, những cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể như hiện tượng tức ngực, đau lưng…

Nôn hoặc buồn nôn

Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày thường làm cho họ có cảm giác buồn nôn, ói, nhất là khi cơ thể đang tiêu hóa thức ăn. Cơn đau dạ dày sẽ giảm khi họ đã nôn mửa. Các triệu chứng nôn và buồn nôn thường gặp vào giai đoạn cuối của bệnh loét dạ dày nguyên nhân là do đóng sẹo làm hẹp môn vị, làm thực phẩm bị ứ đọng trong dạ dày, mà không qua được môn vị để xuống vị trí tá tràng.

Ợ chua, ợ hơi và nóng rát vùng thượng vị

Giai đoạn đầu phát triển của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, dịch vị thường có độ chua cao. Điều đó làm những người bị loét dạ dày thượng gặp triệu chứng ợ chua trong suốt thời kỳ đầu của bệnh. Hiện tượng ợ chua và đau liên quan đến những phản ứng tiêu hóa trong cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa

Hoạt động tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn do dạ dày bị viêm loét. Ngoài ra, bệnh nhân còn dễ bị tiêu chảy, táo bón hay đi phân sống… Chúng ta cần đi khám bác sĩ lúc cơ thể mình mắc các bệnh về đường tiêu hoá mà chúng thường tái đi tái lại thường xuyên.

Giảm cân

Quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng có vai trò nuôi dưỡng cơ thể khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bệnh nhân bị sụt giảm cân bất thường, chúng ta cần nhanh chóng đi khám để sớm phát hiện và điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như: loét thực quản, viêm thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết hoặc ung thư thực quản. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lại rất đa dạng. Do đó, rất nhiều người…

Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

– Các thành viên trong gia đình cần điều trị triệt để các bệnh lý có vi khuẩn Hp.

– Áp dụng thực đơn ăn uống với thức ăn mềm gồm cháo, cơm nát… Đặc biệt, các loại thức ăn tinh bột có tác dụng rất tốt trong việc bọc, hút, thấm nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, hỗ trợ giảm kích thích tiết dịch vị và trung hòa axit như cơm, sữa, bánh nếp, gạo nếp, bánh mì, bánh quy…

– Các loại thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong hàu, sò, cá, thịt… có tác dụng rất tốt trong việc giúp mau lành các vết thương và hỗ trợ sinh trưởng lớp tế bào có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Ngoài ra, chúng ta cần dùng nhiều loại thực phẩm chứa nhiều axit béo thiết yếu nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể có trong mỡ cá.

– Tránh những loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều dịch vị, nhất là ớt, tiêu, mù tạc, giấm, cà ri, các loại trái cây chua, dưa muối, sữa chua, hành muối, cà muối… Hạn chế dùng cả những món chiên xào, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hay các loại thực phẩm tẩm nhiều hương liệu và gia vị.

– Chúng ta cần sử dụng thường xuyên những kháng thể có khả năng diệt vi khuẩn Hp nhằm tránh cho cơ thể bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có ảnh hưởng rất lớn đến bất kỳ bệnh nhân nào khi mắc phải tình trạng này. Do đó, việc sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh cũng như tìm cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là hết sức quan trọng. Chúng ta cần tuân theo mọi sự chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về sự nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Theo Khoe.online tổng hợp