Hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày

Tác giả: sites

Bệnh viêm dạ dày là bệnh có tỷ lệ người mắc lên đến 90% dân số thế giới và ngày càng phổ biến. Do sự chủ quan của chúng ta trong quá trình ăn uống hàng ngày góp phần làm nên nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày. Vậy bạn biết gì về bệnh viêm dạ dày? Yếu tố nào dẫn đến bệnh viêm dạ dày? Chế độ ăn uống cho người bị viêm dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày rất phổ biến

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày xảy ra do lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm. Trong lớp niêm mạc dạ dày này chứa các tế bào đặc biệt có khả năng sản xuất ra acid và men tiêu hóa hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Còn lớp màng nhầy có vai trò bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tránh bị tác động của thành phần acid. Nếu lớp niêm mạc dạ dày bị viêm sẽ tạo ra các chất nhầy và acid cùng với các men tiêu hóa.

Viêm dạ dày gồm 2 tình trạng là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Nếu bệnh xảy ra đột ngột và có hiện tượng viêm nặng nề ở lớp niêm mạc dạ dày ta gọi là viêm cấp tính. Còn nếu giai đoạn viêm kéo dài thì đây là viêm mạn tính. Khi bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính mà chưa được điều trị hợp lý sẽ rất dễ làm bệnh kéo dài nhiều năm hoặc suốt đời.

Hiện tượng viêm trợt dạ dày cũng là một dạng của viêm dạ dày nhưng chúng thường không gây viêm đáng kể, mặt khác tình trạng này có thể gây bong niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân bị viêm trợt dạ dày rất dễ dẫn tới chảy máu hoặc loét dạ dày. Viêm trợt cũng có hai tình trạng là cấp tính hoặc mạn tính.

Khi người bệnh bị viêm dạ dày, chúng ta sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau hay khó chịu ngay vùng bụng trên. Bởi lẽ, triệu chứng này thường được gây ra từ nhiều bệnh hay các tình trạng rối loạn khác trên cơ thể của bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân có cảm giác khó chịu ở bụng trên nhưng họ lại không có viêm dạ dày.

Bệnh đau dạ dày: Triệu chứng và nguyên nhân bạn cần lưu ý

Bệnh đau dạ dày còn gọi là đau bao tử dùng để chỉ hiện tượng đau có nguồn gốc tổn thương ở vị trí dạ dày như tình trạng viêm hay loét dạ dày. Bệnh đau dạ dày có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày. Vậy triệu…

Bệnh viêm dạ dày có nguyên nhân từ đâu?

– Quá trình ăn uống không hợp lý, ăn không đúng giờ giấc hay lúc ăn thì lại kết hợp làm việc riêng.

– Do ăn quá nhanh, hay ăn khuya quá nhiều.

– Thực phẩm ăn vào quá nóng và quá lạnh liên tục.

– Không đảm bảo an toàn vệ sinh khi ăn uống.

– Lạm dụng rượu bia, chất có cồn gây kích thích và trực tiếp làm mòn lớp nhầy bên trong dạ dày. Điều này dẫn đến dạ dày bị viêm loét hay xuất huyết.

– Ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá nhiều làm co thắt mạch máu và làm giảm quá trình cung cấp huyết dịch đến niêm mạc dạ dày.

– Bệnh viêm dạ dày còn do bệnh nhân đang mắc các bệnh như suy thận, bệnh nhiễm khuẩn như bệnh cóm, bạch hầu, sởi, thương hàn…

– Chịu áp lực căng thẳng và muộn phiền trong đời sống hàng ngày, thói quen hay thức khuya.

– Do dùng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc giảm đau thường xuyên nhất là uống khi cơ thể đang đói sẽ góp phần làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.

– Bệnh nhân trước đây từng áp dụng xạ trị liệu, hóa trị liệu để chữa ung thư.

Ăn gì khi bị viêm dạ dày?

– Rau xanh có màu đậm: Trong thành phần các loại rau này cung cấp lượng lớn vitamin A, C, K, sắt, axit folic, canxi. Những thành phần dinh dưỡng này có vai trò hết sức cần thiết với việc chữa viêm dạ dày hay loét dạ dày. Các bạn có thể sử dụng cải xanh, cải bắp, măng tây để tăng cường trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mình.

– Thực phẩm chứa nhiều protein nhưng chứa ít chất béo: Các loại thức ăn giàu protein có vai trò giúp sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng trên cơ thể và lấp đầy các vết sẹo ở dạ dày tá tràng. Cần tránh các loại thực phẩm protein giàu chất béo là vì chất béo sẽ làm sản xuất acid dạ dày được tăng lên và tạo ra kích ứng cho dạ dày. Chúng ta có thể sử dụng những loại thực phẩm sau đây như thịt nạc, cá, các loại gia cầm da, sản phẩm từ đậu nành, sữa ít béo hay sữa chua ít béo…

– Trái cây và rau củ quả tươi, có màu sặc sỡ hay thực phẩm giàu flavonoid như quả việt quất, trà xanh, táo, anh đào, ớt chuông…

Triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất nước ta. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày sẽ giúp bệnh nhân gia tăng khả năng hồi phục. Ung thư dạ dày là gì? Bệnh ung thư dạ dày xảy…

Không nên ăn gì khi bị viêm dạ dày?

– Không dùng thực phẩm có tính axit vì thành phần axit sẽ gây kích ứng dạ dày trong khi bệnh nhân đang có một vết loét. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh dùng các loại trái cây citric như cam, chanh và nước ép chúng trong suốt quá trình điều trị viêm dạ dày. Không dùng luôn cả quả cà chua vì trong cà chua chứa hàm lượng axit cao.

– Hạn chế dùng thực phẩm cay, nóng, chiên nhiều dầu mỡ. Đó là những loại gia vị hết sức quen thuộc như ớt, tiêu, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu có thể dẫn đến đau bụng.

– Các thức uống chứa caffeine có thể làm acid dạ dày được sản xuất nhiều hơn nên gây kích thích tạo ra các cơn đau dạ dày. Những loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, cocacola, socola, trà chứa caffeine. Các chất có cồn chứa trong rượu sẽ làm kích ứng và gây mài mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến chảy máu từ các vết loét.

– Những đồ ăn tươi sống như hải sản, gỏi,… cần được chế biến kỹ lưỡng nhằm hạn chế sự tấn công của vi khuẩn H. pylori, đây là loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm dạ dày. Chúng ta cần chủ động phòng bệnh bằng chế độ ăn uống khoa học và sớm đi điều trị khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi thăm ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo sự an toàn cho chính mình trong suốt quá trình điều trị.

Theo Khoe.online tổng hợp