Mọi điều cần biết về suy thận và những dấu hiệu nhận biết

Tác giả: huong

Hiện nay tỷ lệ người mắc chứng suy thận ngày càng tăng, và gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe do không được phát hiện kịp thời. Tùy theo mức độ suy giảm của thận, khi được phát hiện sớm và chữa trị đúng lúc khả năng hoạt động ổn định lại của thận vẫn là rất cao.

suy thận

1. Suy thận là gì?

Thận là một bộ phận quan trọng thuộc hệ tiết niệu. Cơ thể của con người đều luôn sở hữu 2 quả thận với các chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố, chất thải trong cơ thể và dẫn đi thông qua bàng quang và ra ngoài.

Với 2 quả thận, bộ máy lọc thải độc tố sẽ hoạt động tốt hơn, mang lại sức khỏe ổn định cho con người. Tuy vậy do nhiều lý do tác động, khi 1 trong 2 quả thận hoặc 2 quả thân đều bị rối loạn chức năng hoạt động, nguy cơ suy thận là rất dễ diễn ra. Suy thận không chỉ làm suy giảm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa, mà còn hạn chế khả năng loại bỏ độc tố, sản xuất một số hormone quan trọng cho cơ thể, khiến cơ thể ngày càng tích tụ nhiều chất độc nguy hiểm, chất thải không được thoát ra ngoài, sức khỏe ngày càng suy yếu.

2. Nguyên nhân gây nên suy thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận, một số nguyên nhân được xác định do những tác động bên trong cơ thể và những ảnh hưởng bên ngoài, lối sống, môi trường sống…

suy thận

Cụ thể:

– Người bệnh có tiền sử tiểu đường, đang mắc chứng tiểu đường dẫn đến biến chứng suy thận và suy giảm chức năng thận do không được điều trị kịp thời.

– Người có huyết áp cao, không có chế độ sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn khiến sức khỏe ngày càng giảm, tiểu ra đạm, gây suy thận.

– Sử dụng những loại thuốc có thể gây độc cho thận như: thuốc kháng viêm steroid, kháng sinh nhóm aminoglycoside, hóa chất điều trị ung thư, thuốc kháng lao…

– Mắc một số căn bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, viêm thận, viêm cầu thận, trướng nước thận… nhưng không được chữa trị kịp thời, dứt điểm dẫn đến biến chứng.

Ung thư thận xuất hiện khối u trong thận.

– Một số bệnh lý viêm nhiễm cầu thận, nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng…

3. Triệu chứng suy thận

Suy thận ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ rệt. Tuy vậy những triệu chứng sau đây sẽ khiến bạn cần lưu tâm về nguy cơ suy thận của mình:

– Bất thường khi đi tiểu

  • Thường đi tiểu nhiều vào ban đêm.Nước tiểu thường có bọt hoặc nổi bong bóng, màu nhạt.
  • Hoặc ít đi tiểu, lượng nước tiểu ít hơn bình thường và có màu tối.
  • Nước tiểu đôi khi có máu kèm theo, cảm thấy căng nhức, nóng rát và đi tiểu khó khăn.

– Phù nề ở cùng cổ chân, cổ tay.

-Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có nhiều sức lực hoạt động, không thể vận động mạnh.

– Sự tích tụ của độc tố, chất thải khiến làn da bị ảnh hưởng, thường cảm thấy ngứa ngáy.

– Nặng hơn, trong miệng và hơi thở luôn có mùi amoniac.

– Thường có cảm giác buồn nôn, nôn nhiều nhưng không nôn được gì.

– Sụt cân, chán ăn.

– Thở nông, khó thở.

– Thường cảm thấy ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt.

– Đau khớp, nhức mỏi thường xuyên.

4. Điều trị suy thận

Dựa theo tình trạng suy thận cấp và suy thận mãn tính mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.suy thận

Những phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất:

  • Chạy thận để hỗ trợ loại bỏ độc tố trong máu.
  • Sử dụng thuốc chữa trị kết hợp để kiểm soát kali trong máu, khôi phục lại mức Canxi.
  • Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng các thực phẩm cho phép, không có hại cho thận như hàm lượng Kali thấp. Tránh những thực phẩm như chuối, cam, khoai tây, rai bina, cà chua bởi có lượng kali cao. Nên ăn những thực phẩm như táo, bắp cải, cà rốt, đậu xanh, nho, dâu tây.
  • Ăn nhạt, thanh đạm, không ăn nhiều muối, không ăn các thực phẩm đông lạnh, đóng gói, đồ ăn nhanh…

Suy thận là một trong những chứng bệnh nghiêm trọng và có những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Khi mắc suy thận đến giai đoạn nghiêm trọng, khả năng chữa lành sẽ ngày càng thấp, thậm chí khi không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hỏng thận hoàn toàn và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo khoe.online tổng hợp