Tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng tiểu không tự chủ

Tác giả: huong

Tiểu không tự chủ là một chứng bệnh thường gặp ở phái nữ giai đoạn tuổi trên 30, hoặc giai đoạn sau sinh. Bệnh thường gây nên những mặc cảm khó nói ở phái nữ, cũng như gây nên những phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.

tiểu không tự chủ

1. Tiểu không tự chủ là triệu chứng gì?

Tiểu không tự chủ hay còn gọi là són tiểu, là tình trạng không thể kiểm soát khả năng sản sinh ra nước tiểu của bàng quang, thường xuyên rò rỉ nước tiểu, gây nên những trở ngại trong việc sinh hoạt của người bệnh.

Tỉ lệ nữ giới mắc chứng tiểu không tự chủ thường cao gấp 3 lần nam giới, do những ảnh hưởng của quá trình mang thai, sinh nở và giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy không có những ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng với những cản trở về mặt sinh hoạt, chứng tiểu không tự chủ thường khiến các chị em phụ nữ ngại ngùng, căng thẳng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn khi hòa nhập xã hội.

Triệu chứng tiểu không tự chủ sẽ được chia ra làm 2 loại: Tiểu không tự chủ tạm thời và tiểu không tự chủ kéo dài.

Tiểu ra máu - Mối nguy hiểm không thể xem thường

Đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường của cơ thể, có thể bắt gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tiểu ra máu kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu và là biểu hiện của những biến chứng nguy hiểm cần được…

2. Nguyên nhân của chứng tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là triệu chứng không nguy hiểm và có thể chữa lành, dựa theo thể trạng của người mắc triệu chứng mà bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu không tự chủ. Nguyên nhân thường do những tác động từ bên trong cơ thể, và những ảnh hưởng của môi trường sống và thói quen sinh hoạt.

Tiểu không tự chủ tạm thời

  • Cơ thể mất nước khiến cơ thể không đáp ứng đủ chất lỏng tiêu thụ cần thiết, khiến khả năng tiêu hóa nước tiểu bị rối loạn, ảnh hưởng khả năng của bàng quang và tự chủ.
  • Sử dụng các loại thuốc trợ tim, thuốc huyết áp, thuốc an thần, dãn cơ…
  • Sử dụng các loại đồ uống có thể khiến tiểu không tự chủ tạm thời như rượu, bia, đồ uống có gas, caffein…
  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng khiến bàng quang bị kích thích thường xuyên.
  • Bị táo bón, do phân cứng trong trực tràng sản sinh ra tác động đến các dây thần kinh nằm gần bàng quang, làm gia tăng tần số tiết niệu.
Cách trị táo bón nhanh nhất bằng mật ong

Táo bón là trạng thái bài tiết khó khăn rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt với người lớn, táo bón gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong công việc. Việc điều trị táo bón bằng mật ong được rất nhiều người quan…

Tiểu không tự chủ kéo dài

  • Tình trạng tiểu không tự chủ trong thời gian dài sẽ do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, là di chứng của những biểu hiện sức khỏe trước đó. Như:
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa mới sinh con: Do tử cung mở rộng, chèn ép bàng quang khiến tiểu không kiểm soát, tiểu són, tiểu không tự chủ.
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, không có đủ estrogen và hormone cho niêm mạc và niệu đạo.
  • Triệu chứng sau khi cắt bỏ tử cung, gây tổn hại vùng cơ chậu.
  • Nguyên nhân lão hóa, khả năng của bàng quang bị suy giảm, gặp khó khăn trong việc lưu trữ nước tiểu.
  • Mắc chứng viêm bàng quang kẽ, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, rối loạn thần kinh giác quan.
  • Xuất hiện khối u làm tắc nghẽn trên dọc đường tiểu, chèn ép bàng quang và cản trở dòng chảy nước tiểu.
Viêm bàng quang - Nổi lo không của riêng ai

Viêm bàng quang là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Viêm bàng quang gây đau, khó chịu, tiểu gắt, nóng rát, nước tiểu đục hoặc có máu trong nước tiểu, đau nhức vùng xương chậu. Viêm bàng quang hay còn…

3. Chữa trị triệu chứng tiểu không tự chủ

Chứng tiểu không tự chủ vẫn có khả năng chữa trị, tùy theo tình trạng của bệnh mà thời gian chữa trị cũng sẽ ngắn hoặc dài.

tiểu không tự chủ

Sử dụng các thiết bị y tế

Sử dụng các thiết bị y tế để hạn chế tình trạng tiểu không kiểm soát tạm thời như là ống chèn niệu đạo để ngăn ngừa nước tiểu ra ngoài, băng vệ sinh, dụng cụ chèn trong tử cung, giúp giữ bàng quang và hứng lượng nước tiểu rò rỉ.

Phẫu thuật

  • Tiến hàng phẫu thuật để rút ngắn thời gian ổn định hệ thống niệu đạo và bàng quang. Bao gồm:
  • Phẫu thuật cơ vòng niệu đạo.
  • Sling thủ tục.
  • Treo cổ bàng quang.
  • Ghép miếng thấm và ống thông.
  • May Pads bảo vệ.

Áp dụng vật lý trị liệu

Áp dụng những bài tập cơ sàn chậu, tăng cường cơ vòng niệu và cơ sàn chậu để giúp kiểm soát khả năng tiểu tiện.

Rèn luyện chế độ luyện tập, sinh hoạt hợp lý.

Bạn biết gì về bệnh sỏi bàng quang?

Sỏi bàng quang là bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng sỏi bàng quang chiếm đến 1/3 các trường hợp bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu. Đặc điểm của bệnh sỏi bàng quang dễ bắt gặp ở nam giới hơn nữ giới. Vậy các nguyên nhân nào…

4. Phòng tránh chứng tiểu không tự chủ

Để hạn chế nguy cơ tiểu không tự chủ diễn ra, cần có những biện pháo cải thiện và quan tâm đến lối sống hằng ngày:

– Luôn duy trì ổn định cân nặng của bản thân, không nên để tăng cần hoặc dẫn đến béo phì.

– Không hút thuốc lá.

– Áp dụng luyện tập với các bài tập Kegel về cơ sàn chậu để nâng cao khả năng kiểm soát bàng quang.

– Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích thường xuyên.

– Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, thanh đạm và không có nhiều dầu mỡ.

– Tập thể dục thường xuyên và có thói quen giờ giấc điều độ.

Quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân, điều chỉnh thói quen sinh hoạt khi có những dấu hiệu bất thường về hệ thống bàng quang, niệu đạo và tiểu tiện hằng ngày. Tiểu không tự chủ là một triệu chứng hoàn toàn có khả năng chữa trị do đó người bệnh nên kiên trì và thực hiện các phương pháp chữa trị theo phương pháp của bác sĩ, để có thể loại bỏ triệu chứng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Theo khoe.online tổng hợp