Bạn biết gì về bệnh sỏi bàng quang?

Tác giả: sites

Sỏi bàng quang là bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng sỏi bàng quang chiếm đến 1/3 các trường hợp bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu. Đặc điểm của bệnh sỏi bàng quang dễ bắt gặp ở nam giới hơn nữ giới. Vậy các nguyên nhân nào gây bệnh sỏi bàng quang? Triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa sỏi bàng quang hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh sỏi bàng quang qua bài viết này nhé!

Bệnh sỏi bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang rất phổ biến

Viêm bàng quang - Nổi lo không của riêng ai

Viêm bàng quang là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Viêm bàng quang gây đau, khó chịu, tiểu gắt, nóng rát, nước tiểu đục hoặc có máu trong nước tiểu, đau nhức vùng xương chậu. Viêm bàng quang hay còn…

Sỏi bàng quang có nguyên nhân từ đâu?

Sỏi được hình thành có thể ngay tại bàng quang do tình trạng viêm nhiễm, vấn đề thần kinh bàng quang hay hiện tượng túi thừa bàng quang hoặc do rối loạn chuyển hóa hay do sự cản trở lưu thông nước tiểu trong bàng quang, các bệnh niệu đạo như sỏi và u xơ tiền liệt tuyến… Bệnh sỏi bàng quang cũng có thể có nguyên nhân sỏi từ thận hoặc từ niệu quản rơi xuống. Ngoài ra, các trường hợp khác gây hình thành sỏi bàng quang có nguồn gốc do áp dụng các thao tác thủ thuật y tế như tình trạng nong niệu đạo hay thăm dò bàng quang. Đồng thời, vấn đề giới tính và tuổi tác còn có liên quan đến việc mắc bệnh sỏi bàng quang. Đối với nam giới trên 50 tuổi rất dễ bị hiện tượng sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang còn gặp ở trẻ em khi thiếu thành phần protein trong chế độ ăn uống tại các nước đang phát triển.

Triệu chứng sỏi bàng quang

– Người bệnh thường hay tiểu nhiều, nhất là tiểu về đêm.

– Gặp hiện tượng tiểu dắt hay tiểu khó, luôn có cảm giác muốn đi tiểu tiếp sau khi tiểu xong.

– Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt.

– Người bệnh đau quặn vùng bụng dưới và ở phần bọng đái.

– Màu nước tiểu sẫm hơn hoặc có thể kèm theo máu trong nước tiểu.

– Nếu sỏi bàng quang xảy ra ở nam giới, người bệnh còn có thêm dấu hiệu khó chịu và đau dương vật.

Ung thư bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư đứng thứ 4 trong tất cả các loại ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh ung thư bàng quang là nguyên nhân dẫn đến cơ thể thiếu máu, tiểu tiện không kiểm soát cũng như tắc niệu quản và làm…

Phương pháp điều trị sỏi bàng quang

– Sỏi bàng quang cần phải được loại bỏ sớm nhất. Trường hợp sỏi nhỏ, bạn có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung nước giúp loại bỏ sỏi. Còn trường hợp sỏi có kích thước quá lớn hoặc chúng ta không thể tự loại bỏ, lúc này bệnh nhân sẽ được sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc loại bỏ sỏi.

– Sỏi bàng quang thường được loại bỏ bằng thủ tục gọi là tán sỏi. Sẽ có 1 ống nhỏ được tích hợp với 1 máy ảnh ở cuối sẽ được đưa qua niệu đạo rồi vào bàng quang để khám. Tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng laser, dùng cách siêu âm hoặc các thiết bị khác nhằm phá vỡ sỏi thành các miếng nhỏ rồi lấy các mảnh nhỏ này ra khỏi bàng quang.

– Bác sĩ sẽ phải gây tê cho bệnh nhân trước các thủ tục nhằm làm bệnh nhân thoải mái. Những biến chứng từ việc tán sỏi thường không phổ biến, nhưng tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, bệnh nhân bị sốt, có các tổn thương bàng quang hoặc chảy máu đều có thể xảy ra. Vì vậy, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc kháng sinh trước khi bệnh nhân làm thủ tục nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Sau khoảng một tháng được tán sỏi, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra nhằm bảo đảm không còn mảnh sỏi nào trong bàng quang.

– Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật mở để có thể loại bỏ được sỏi bàng quang lớn. Bác sĩ sẽ thực hiện 1 vết mổ trong bàng quang để trực tiếp loại bỏ sỏi. Mọi vấn đề cơ bản gây hình thành sỏi, cụ thể như phì đại tuyến tiền liệt sẽ có thể được sửa chữa cùng 1 lúc.

Làm thế nào phòng ngừa sỏi bàng quang?

Muốn phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang, chúng ta cần bổ sung đủ nước, tối thiểu là 2.5 lít nước trong ngày và tuyệt đối không được nhịn tiểu. Nếu có biểu hiện rối loạn tiểu tiện như đái dắt, đái buốt hoặc đái ra máu sau khi tiểu, các bạn cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa tiết niệu nhằm phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và tiến hành điều trị kịp thời. Từ đó, sẽ giúp bệnh nhân tránh được mọi biến chứng mà bệnh sỏi bàng quang gây ra.

Theo Khoe.online tổng hợp