Suy thận mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Suy thận mãn tính hay còn gọi là suy thận mạn là tình trạng thận không còn đảm bảo các nhiệm vụ chính của mình nữa và dần dần suy thoái. Đây là một căn bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn để lại những biến chứng cho toàn bộ cơ thể, từ những bệnh về tim mạch, giảm phản ứng miễn dịch cho tới các vấn để về xương. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh suy thận mãn tính này.
1. Suy thận mãn tính là gì?
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp loại bỏ các chất độc ra ngoài theo đường nước tiểu. Suy thận tức là khi thận mất dần chức năng của mình, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm cho tới khi thận vĩnh viễn không còn có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ của mình. Suy thận sẽ khiến cho những độc tố chồng chất, tích tụ trong cơ thể và tới một lúc nào đó sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Những người trên 65 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này khá cao, ngoài ra thì những ai bị mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… cũng có khả năng bị suy thận. Hơn nữa những người có thói quen hút thuốc lá thì có nguy cơ không chỉ bị suy thận mãn tính mà còn bị nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa.
2. Nguyên nhân gây suy thận mãn tính
Khi thận bị suy yếu trong nhiều tháng hay nhiều năm sẽ dẫn tới căn bệnh suy thận mạn tính, còn nguyên nhân khiến thận bị suy yếu lại khá nhiều, đa phần là do mắc các loại bệnh khác nhau. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, sỏi thận, ung thư bàng quan, ung thư thận, bệnh thận đan nang, viêm cầu thận, bệnh lở ngoài da, viêm mạch… Tất cả những căn bệnh này đều có khả năng làm tổn thương tới thận từ đó dẫn tới tình trạng suy thận.
3. Triệu chứng của suy thận mãn tính
Các dấu hiệu của chứng suy thận đa phần đều không rõ ràng cũng như dễ lầm lẫn với các bệnh thông thường khác, dó đó mà người bệnh rất khó phát hiện bệnh của mình. Những triệu chứng ban đầu thường có mệt mỏi, không thèm ăn, dễ bị bầm tím trên da, đi tiểu thường xuyên cùng tình trạng phù nề nhưng không rõ rệt lắm.
Khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh sẽ có huyết áp tăng cao, phù nề rõ ràng, thiếu máu, có khi bị đi tiểu ra máu. Nghiêm trọng có thể dẫn tới gãy xương lâu liền, rối loạn testosterol, thậm chí có thể vô sinh. Thông thường người ta chia suy thận mãn tính hành 5 cấp độ và nếu không có cách điều trị đúng đắn thì có thể dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn và cuối cùng có khi phải chạy thận nhân tao vì thận đã mất hoàn toàn và vĩnh viễn các chức năng của mình.
4. Điều trị suy thận mãn tính
Khi bệnh còn trong giai đoạn nhẹ và được phát hiện sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể được trị khỏi bằng chế độ ăn uống và tập luyện tích cực. Người bị suy thận nên ăn các loại thực phẩm như rau xanh, trứng gà, thịt nạc, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, hoa quả ngọt… Tránh các loại thức ăn nhiều đạm, nội tạng của động vật như tim, óc, gan… hay một số loại đồ ăn khác như gạo, đậu đỗ, lạc, vừng, rau muống, rau dền…
Nếu tình trạng suy thận mãn tính đã nặng thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị. Bác sĩ có thể xét nghiệm chính xác giai đoạn bệnh và cho các loại thuốc đặc trị dùng để kiểm soát bệnh cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm mà suy thận mang lại.
5. Biện pháp phòng tránh suy thận mãn tính
Với các thức uống có cồn như rượu, bia thì nên có sự điều độ, không nên uống quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như dẫn tới suy thận. Bạn cũng không nên hút thuốc lá vì tác hại của thói quen này không chỉ ở thận mà còn nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Cần có một chế độ ăn uống lành mạng đồng thời kiểm soát cân nặng của bản thân để cơ thể luôn khỏe mạnh và thận cùng các bộ phận khác của cơ thể luôn hoạt động tốt.
Bệnh suy thận mãn tính nếu kéo dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như cơ thể của người bệnh. Do đó, nếu nhện thấy sự bất thường trong người thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có sự chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Khoe.online tổng hợp