Hẹp môn vị – Cách nhận biết và phòng tránh
Tác giả: sites
Hẹp môn vị là một căn bệnh về dạ dày và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn tới. Đây là một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, do đó người bệnh không nên chủ quan mà phải có sự phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Nếu không hẹp môn vị có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cơ thể, nhất là tình trạng ung thư dạ dày. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn một số cách nhận biết cũng như phòng tránh hẹp môn vị hiệu quả.
- Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- Triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày
1. Như thế nào là hẹp môn vị ?
Hẹp môn vị xảy ra khi thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày không xuống được ruột hoặc xuống nhưng rất ít. Nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới sự sụt cân, suy sinh dưỡng, rối loạn nước và điện giản, thậm chí là suy kiệt ở người bệnh.
2. Nguyên nhân gây hẹp môn vị
Hẹo môn vị xuất hiện có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Do các bệnh về dạ dày hay tá tràng, khi uống nhiều rượu hay bị ngộ độc thực phẩm dễ dẫn tới tình trạng viêm, loét từ đó làm hẹp môn vị. Tuy nhiên, sau những cơn bệnh này thì hẹp môn vị cũng sẽ biến mất.
- Do ung thư hạng vị hay ung thư môn vị là xuất hiện các khối u gây ra sự chèn ép, làm hẹp lòng môn vị kèm theo sự viêm nhiễm khiến thức ăn không thể xuống ruột. Khối u càng lớn thì sự chèn ép càng nhiều dẫn tới hậu quả là căn bệnh hẹp môn vị dạ dày.
- Do một số căn bệnh khác như hẹp môn vị bẩm sinh cùng các tác nhân ngoài dạ dày làm u đầu tụy, ung thư đầu tụy chèn ép lên môn vị…
Hẹp môn vị là tình trạng thức ăn ứ đọng ở bộ phận môn vị của dạ dày, khiến môn vị và các bộ phận khác của dạ dày bị ảnh hưởng, tổn thương với các triệu chứng viêm, loét, ung thư. Không phải là một căn bệnh bẩm sinh,…
3. Dấu hiệu nhận biết hẹp môn vị
Vào giai đoạn đầu, hẹp môn vị thường thể hiện ở triệu chứng đầy hơi, trướng bụng và gây nôn ói ở người bệnh. Thêm nữa là tình trạng đa thượng vị xuất hiện sau khi ăn khiến người bệnh thấy mệt mỏi, thèm ăn nhưng không dám ăn. Cơ thể cũng vì thế mà bị suy kiệt, gầy gò, xanh xao kém hẳn với bình thường.
Càng về sau thì các cơn nôn mửa sẽ nhiều lên, dịch vị có mùi nồng khó ngửi, làn da người bệnh trở nên khô ráp, mắt trũng và tình tình cũng cáu gắt hơn do mất nước và chất điện giải quá nhiều. Nếu tiếp tục kéo dài thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cơ thể.
4. Điều trị hẹp môn vị
Bạn nên tới bác sĩ để có những xét nghiệm như chụp X quang hay nội soi dạ dày nhằm xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ cũng sẽ có phương pháp để bù lại điện giải cho bệnh nhân tránh tình trạng suy kiệt do mất nước. Nếu nghiêm trọng thì còn phải tiến hành phẫu thuật để điều trị.
Loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những triệu chứng bệnh nguy hiểm, biến chứng từ triệu chứng đau dạ dày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó tỷ lệ trẻ em bị loét dạ dày tá tràng là…
5. Phương pháp phòng tránh hẹp môn vị
Bạn cần phải ăn uống đầy đủ và điều độ, ăn chậm, nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất. HAn5 chế các món chua dễ làm viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, khế, chanh… Bỏ các thói quen hút thuốc, uống rượu hay các loại đồ uống như cà phê, trà xanh được pha quá đặc. Đồng thời đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện hẹp môn vị cũng như các căn bệnh khác sớm để còn chữa trị kịp thời.
Hẹp môn vị dạ dày nếu không có cách điều trị sớm có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, do đó nếu nhận thấy những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có cách chuẩn đoán chính xác và đúng đắn nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp