Hiện tượng ợ nóng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tác giả: sites

Tình trạng ợ nóng hay còn gọi là chứng trào ngược thực quản dạ dày có xu hướng xảy ra sau khi chúng ta ăn hoặc vào thời điểm là buổi tối. Đây là bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá và có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy hiện tượng ợ nóng được hiểu là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ợ nóng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

ợ nóng
Chứng ợ nóng rất thường gặp với bất kỳ ai trong cuộc sống

Ợ nóng là gì?

Ợ nóng là hiện tượng chúng ta cảm giác nóng ở vùng ngực hay sau xương ức. Tình trạng ợ nóng sẽ làm cơ thể đau nặng hơn khi chúng ta nằm hoặc cúi xuống.

Ợ nóng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt của chúng ta trong đời sống. Ngoài ra, cũng có một vài trường hợp tình trạng ợ nóng có liên quan đến tình trạng sức khỏe khác.

Ợ nóng có nguyên nhân từ đâu?

– Quá trình đưa thực phẩm vào miệng, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng xuống đến thực quản thông qua ống dài khoảng 25 cm. Thực phẩm trước khi vào đến dạ dày thì các loại thực phẩm này cần phải thoát qua 1 lỗ nhỏ nằm giữa thực quản và dạ dày với các cơ thắt thực quản dưới bao quanh. Các lỗ nhỏ này như chiếc cổng kiểm soát việc cho phép thực phẩm đi qua và di chuyển xuống dạ dày.

– Do sự hoạt động và điều khiển của cơ thắt thực quản dưới khiến các lỗ nhỏ này sẽ khép lại ngay sau khi thực phẩm đi qua. Mặt khác nếu những lỗ nhỏ này không khép lại được sẽ làm chất acid có trong dạ dày sẽ lập tức trào ngược qua lỗ rồi tiến lên thực quản và gây chứng trào ngược. Hiện tượng ợ nóng được tạo nên do chất acid trong dạ dày gây kích ứng bộ phận thực quản.

Ung thư thực quản - Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ung thư thực quản là một bệnh lý nguy hiểm với những khối u ác tính hình thành trong ống thực quản. Ở gia đoạn đầu, ung thư thực quản không có biểu hiện rõ ràng hoặc chỉ là những triệu chứng kích thích thần kinh nhẹ. Bệnh nếu không…

– Cơ hoành được hiểu là vách ngăn bằng cơ giữa bộ phận dạ dày và lồng ngực. Khi một phần dạ dày bị đẩy ngược qua cơ hoành, chui vào lồng ngực và tạo ra thoát vị hoành. Chính hiện tượng thoát vị hoành sẽ tạo ra chứng ợ nóng trong cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

ợ nóng
Tình trạng ợ nóng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống

– Cơ thể đau ngực, khó thở, chóng mặt, nuốt đau.

– Người bị ợ nóng hay nôn mửa, có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu.

– Tình trạng ợ nóng với tần suất xảy ra nhiều hơn 3 lần trong tuần.

– Người bệnh không thể kiểm soát cơn đau bằng việc sử dụng thuốc không kê đơn.

– Nhạt miệng, ăn không ngon, sụt cân.

– Đi ngoài ra phân đen hoặc phân kèm theo máu bầm.

– Có cảm giác đau thắt lưng ngực, đau lan đến vùng cổ, vai.

Làm thế nào phòng ngừa ợ nóng?

– Chủ động kiểm tra và quản lý cân nặng của bản thân, không nên để cơ thể bị tăng cân nhằm giảm áp lực lên dạ dày trong việc sản sinh nhiều ra nhiều acid.

– Chọn quần áo thoáng mát, vừa kích cỡ, không nên quá chật sẽ gây áp lực lên vùng bụng.

– Tránh nằm ngay sau khi vừa ăn xong tối thiểu là 3 tiếng.

– Chia khẩu phần ăn ra nhỏ, hạn chế ăn ngay trước khi chúng ta muốn đi ngủ.

– Trong  thực đơn ăn uống hàng ngày, chúng ta cần tránh các loại thực phẩm có vị cay, nóng hay thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế dùng cả những loại đồ uống có ga. Đây chính là nhóm thực phẩm góp phần gây ra hiện tượng ợ nóng, nguyên nhân là do thực phẩm này dễ khiến chúng ta bị đầy hơi và khó tiêu.

Viêm thanh quản và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm thanh quản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, làm cho người bệnh phải đối mặt với những cơn đau rát họng, khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách điều trị của bệnh viêm thanh quản là gì? Ung thư thanh quản có chữa được không?…

– Ưu tiên sử dụng nhiều trái cây, rau, củ, quả tươi mát. Các thực phẩm từ sữa như sữa chua, bánh ngọt tráng miệng có vai trò rất tốt trong việc ngăn chặm ợ nóng.

– Luôn sử dụng gối kê đầu khi ngủ.

Không hút thuốc giúp thực quản hoạt động hiệu quả.

Điều trị chứng ợ nóng cần lưu ý gì?

– Các loại thuốc trị hiện tượng ợ nóng vô cùng đa dạng. Chúng ta có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng acid hoặc thuốc trung hòa lượng acid từ dạ dày tiết ra.

– Các mẫu thuốc kháng acid này giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng trong thời gian ngắn hạn. Mặt khác, nếu chúng ta sử dụng quả nhiều thuốc kháng acid sẽ rất dễ gây cho cơ thể hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón. Thuốc kháng acid chứa thành phần magnesium hydroxide và aluminum hydroxide được tin dùng khi trị chứng ợ nóng. Ngoài ra còn có các biệt dược khác như Maalox hay Mylanta và Riopan.

– Đồng thời, một số biệt dược như Pepcid, Tagamet, Zantac có hiệu quả ức chế thụ thể H2 giúp giảm lượng acid từ dạ dày tiết ra.

– Những mẫu thuốc khác như:

+ Omeprazole với biệt dược là Prilosec

+ Lansoprazole với biệt dượ là Prevacid),

+ Các loại thuốc có khả năng ức chế bơm proton.

+ Metoclopramide với biệt dược là Primperan, Reglan.

Lưu ý: Bệnh nhân khi có các dấu hiệu ợ nóng kéo dài, chúng ta cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng đúng thuốc phù hợp nhất. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân và nâng cao hiệu quả điều trị ợ nóng. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về hiện tượng ợ nóng và có biện pháp ngăn ngừa ợ nóng hiệu quả nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp