Bệnh trầm cảm và những điều cần biết

Tác giả: uyennguyen

Bệnh trầm cảm là một bệnh lý thường gặp, biểu hiện là trạng thái buồn bã, chán nãn. Người bệnh thường thu mình và không muốn giao tiếp với mọi người. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới thể chất cũng như tinh thần của con người. Cùng tham khảo ngay những biểu hiện cũng như tác hại nguy hiểm của căn bệnh này nhé!

Bệnh trầm cảm là gì?

Trong tâm thần học, trầm cảm là loại rối loạn khí sắc. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn hoạt động não bộ. Điều này gây nên những thay đổi thất thường trong cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Ví dụ như cảm giác buồn và kéo dài dai dẳng.

Bệnh trầm cảm và những điều cần biết
Trong tâm thần học trầm cảm là loại rối loạn khí sắc

Đối tượng mắc bệnh

Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất từ 18 – 45 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ nữ mắc bệnh trầm cảm thường cao gấp 2 lần so với nam.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có 850 000 người mắc bệnh. Theo ước tính, đây có thể trở thành căn bệnh có nhiều người mắc phải nhất vào năm 2020.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm:

  • Hội chứng rối loạn khí sắc này thường xuất hiện ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, thường xuyên căng thẳng.
  • Người đã từng mắc các chứng rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách hay từng trải qua nhiều cú sốc về tinh thần.
  • Sử dụng quá nhiều thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện
  • Luôn tự ti vào bản thân, bi quan hay luôn tự chỉ trích bản thân mình
  • Mắc phải một số căn bệnh nặng như ung thư, tiểu đường, bệnh tim
  • Dùng một số loại thuốc chữa cao huyết áp, điều trị mất ngủ trong thời gian lâu.
  • Căng thẳng trong công việc, bị lạm dụng về thể xác, tình dục
  • Mất đi người yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay một số vấn đề về tài chính

Biểu hiện nhận biết bệnh

Để nhận biết mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không, bạn có thể dựa vào 10 biểu hiện dưới đây:

Stress là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trong cuộc sống công nghiệp hóa, con người phải đối mặt với nhiều nỗi lo toan, áp lực trong công việc, gia đình, xã hội... Đây chính là những tác nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh stress ngày càng gia tăng. Vậy stress là gì? Tại sao lại có nhiều…

– Người lúc nào cũng cảm thấy buồn chán, hụt hẫng, không muốn làm gì

– Không tập trung suy nghĩ được, hay quên

– Cơ thể mệt mỏi, chán chường trước mọi thứ

– Cảm giác mình có lỗi, vô dụng, bản thân không xứng đáng, bi quan

– Mất ngủ kéo dài hoặc ngủ rất nhiều

– Dễ nổi nóng, cáu gắt

– Không còn thích thú, thay đổi sở thích

– Ăn không ngon miệng

– Xuống cân không thể kiểm soát

– Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh còn  có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, đau tức ngực, bị rối loạn tiêu hóa, giảm ham muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý, không phải có các dấu hiệu trên là mắc bệnh trầm cảm. Bạn cần phải dựa vào thời gian xuất hiện bệnh. Những triệu chứng kể trên xuất hiện trên 2 tuần liên tục thì mới được chuẩn đoán là trầm cảm.

Bệnh trầm cảm và những điều cần biết
Biểu hiện của bệnh trầm cảm như đột ngột giảm khí sắc như ủ rủ, u sầu, chán chường

Tác hại nguy hiểm

Bệnh tim

Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim. Khi chán nản, cơ tim của bạn dễ bị viêm do thiếu oxy dẫn đến các cơn đau tim. Vậy nên những bệnh nhân đang bệnh tim hay có tiền sử bệnh tim nên tránh để cơ thể bị trầm cảm. Dù là ở mức độ nhẹ nhất.

Sức đề kháng giảm sút

Trầm cảm liên tục không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn tinh thần của người bệnh. Do đó, nó sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Thời điểm này bạn dễ mắc phải các bệnh thông thường, đặc biệt là cúm.

Không kiểm soát được cân nặng

Khi bạn đang chán nản, căng thẳng sẽ có hai xu hướng ăn uống. Một là ăn rất nhiều khiến bạn dễ tăng cân. Hai là không ăn gì cả khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Thay đổi trong thói quen ăn uống sẽ gây ra nhiều thay đổi về cơ chế trao đổi chất và vị giác của bạn.

Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ là một trong những tác hại phổ biến khi bị trầm cảm. Tinh thần người bệnh không bình tĩnh, suy nghĩ nhiều khiến giấc ngủ dễ bị gián đoạn và khó ngủ trở lại. Thiếu ngủ dài ngày dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, sự tỉnh táo. Thậm chí nó còn làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng không ngờ

Giấc ngủ là một hoạt động tự nhiên không thể thiếu của con người. Trong giấc ngủ, sự vận động, và các cơ quan được trạng thái nghỉ ngơi. Giấc ngủ có một vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe giúp cơ thể phục hồi, tái tạo năng…

Nhức đầu và đau lưng

Không trực tiếp là nguyên nhân gây ra đau đầu và đau nhức lưng. Tuy nhiên các tác hại khác của căn bệnh như là tăng hoặc giảm cân, thiếu ngủ, dinh dưỡng thấp, cơ thể suy nhược….dễ khiến bạn mắc triệu chứng trên.

Bệnh trầm cảm và những điều cần biết
Đau đầu là một trong những tác hại của bệnh trầm cảm

Biến động trong áp lực máu

Hormone stress như cortisol và epinephrine sẽ được sản xuất khi cơ thể mệt mỏi. Những hormone căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu đi. Đây chính là tác nhân chính hình thành nên các mảng bám ở động mạch, làm máu không lưu thông được. Nghiêm trọng có thể gây đau tim và đột quỵ

Ngoài các tác hại trên, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục và muốn tự sát. Để tránh những hậu quả đáng tiếc cũng như nhanh chóng lấy lại tinh thần, sức khỏe. Người bệnh nên được điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý.

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Một số loại thuốc phổ biến để chống trầm cảm như Escitalopram, Paroxetine, Sertraline, Fluoxetine, Citalopram. Hoặc một số loại thuốc khác Venlafaxine, Duloxeton, Bupropion. Các loại này có tác dụng làm giảm các biểu hiện:

– Đau đầu, buồn nôn

– Khó ngủ, căng thẳng

– Kích động, bồn chồn

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn cần phải lưu ý vì thuốc làm tăng giấc ngủ, cảm giác thèm ăn. Thường 2 – 3 tuần thì các loại thuốc này mới có tác dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể  kết hợp thêm các phương pháp tâm lý trị liệu.

Để đẩy lùi bệnh trầm cảm, mỗi người nên tập cho mình một thói quen sinh hoạt đều độ, cân bằng công việc, giữ tinh thần luôn thoải mái như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping… Nếu phát hiện mình có một trong những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị đúng hướng nhất. Chúc bạn sống khỏe mỗi ngày!

Theo Khoe.online tổng hợp