Bệnh nhồi máu cơ tim hạ gục bất kỳ ai
Tác giả: sites
Những cơn đau ngực bất thường có thể là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim, nếu không kịp thời phát hiện thì nguy cơ tử vong ở ngay trước mắt. Nhồi máu cơ tim là tình trạng xảy ra do cục máu đông làm động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn. Một khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị gián đoạn có thể gây nên những tổn thưởng hay phá hủy cả một vùng cơ tim làm thay đổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của tim.
Trên thế giới, hằng năm ghi nhận hàng chục triệu trường hợp tử vong vì các chứng bệnh tim mạch và trong đó nhồi máu cơ tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim khó có thể phát hiển bởi các dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng. Thường triệu chứng của nhồi máu cơ tim điển hình là: đau ngực, tức ngực, cảm giác nặng đau thắt vùng giữa ngực; khó thở, hoa mắt, choáng ngất, buồn nôn, chân tay tê lạnh… Những dấu hiệu này thường bị chủ quan nên đến khi tái phát thành cơn nhồi máu cơ tim nặng thì cơ hội cứu chữa đã không còn, tử vong là nguy cơ cao nhất.
Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, tuy nhiên 90% là do xơ vữa động mạch vành. Mạch vành đem máu và oxy nuôi tim khi mạch máu bị tắt nghẽn sẽ dẫn đến phá hủy tế bào cơ tim.
Các nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim là những nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành như huyết áp cao, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, hàm lượng mỡ trong máu cao, sang chấn tinh thần yếu tố di truyền cũng được tính đến.
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải khá cao, thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Nhận biết sớm những nguyên nhân gây bệnh và áp dụng giải pháp điều trị phù…
Cơn nhồi máu cơ tim có thể bị thúc đẩy bởi một số trường hợp như: khi đang nghỉ ngơi, trong lúc ngủ, sau khi hoạt động thể lực, căng thẳng tâm lý…
Biện pháp xét nghiệm và chuẩn đoán nhồi máu cơ tim
Việc chuẩn đoán phát hiện bệnh thường dựa trên những triệu chứng, tiền sử bệnh và thăm khám xét nghiệm. Các xét nghiệm bao gồm:
- Đo điện tâm đồ: điện tâm đồ có thể phát hiện những bất thường và theo sõi tiến triển của nhồi máu cơ tim do cơ tim khi bị tổn thưởng sẽ không dẫn truyền các xung điện bình thường.
- Xét nghiệm máu giúp phát hiện ra những chất, enzyme đặc trưng bị giải phóng ra khi cơ tim bị tổn thưởng.
- Những xét nghiệm khác cũng được áp dụng khi cần thiết như chụp X quang ngực, siêu âm, chụp mạch vành.
Điều trị nhồi màu cơ tim
Đau tim, nhồi máu cơ tim có thể được điều trị bằng các thuốc phổ biến như:
- Điều trị bằng thuốc Aspirin để ngăn cản sự hình thành của huyết khối giúp thông suốt dòng máu chay qua nơi động mạch hẹp. Đây là phương pháp phổ biến hiện nay để phòng chống huyết khối gây tắt nghẽn mạch vành.
- Những khối máu đông làm tắt nghẽn dòng máu cũng có thể được phá vỡ bằng thuốc tiêu huyết khối, giải phóng dòng máu.
- Thuốc giảm cholesterol như stalin, niacin, fibrat, acid mật.
- Người ta cũng có thể làm giãn cơ tim giúp chậm nhịp tim, giảm huyết áp để bơm máu dễ dàng hơn bằng chất chẹn beta.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác cũng có thể được áp dụng triệt để nhằm cải thiện tình hình, bao gồm:
- Tạo hình mạch vành, đặt stent. Biện pháp này là việc đặt một ống thông vào chỗ độn mạch tắt nghẽn, đầu gắn một quả bóng, khi động mạch tắt nghẽn cơ chế quả bóng sẽ được bơm căng để mở thông động mạch. Stent mắt lưới cũng được đặt vào vị trí để giữ cho động mạch không bị tắt nghẽn trở lại.
- Phẫu thuật dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch nối tắt vào động mạch vành để vượt qua chỗ tắt nghẽn sẽ giúp khơi thông dòng chảy của máu tới tim.
Theo thống kê, ước tính trung bình có đến 17 triệu người mắc bệnh tim mạch hàng năm. Bệnh tim mạch thực sự trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng phát triển âm thầm qua nhiều năm ít ai nhận biết. Đến khi tạo thành cơn đau có thể…
Làm gì để phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Để ngăn ngừa và phòng nhồi máu cơ tim, cần chú ý chế độ ăn uống thường ngày, tránh béo phì, hạn chế ăn nhiều mỡ động vật, bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn.
Kiểm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng, tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi điều độ, tránh xúc động mạnh đặc biệt là người già. Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Sống lành mạnh tránh các chất có hại như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
Với những điều đã được chia sẻ hy vọng bạn đã phần nào hiểu được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh nhồi máu cơ tim. Bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh để có một cuộc sống viên mãn. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và khỏe mạnh.
Theo Khoe.online tổng hợp