Huyết áp bao nhiêu là thấp? Cách điều trị huyết áp thấp
Tác giả: huong
Huyết áp bao nhiêu là thấp và bao nhiêu là cao? Khi bị huyết áp thấp thì người bệnh nên điều trị như thế nào cho nhanh khỏi? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
- Chỉ số huyết áp bình thường bạn đã biết chưa?
- Người bị huyết áp thấp nên ăn gì?
- Nhận biết triệu chứng cao huyết áp và cách hạ huyết áp phù hợp
1. Các chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào từng độ tuổi và giới tính, nhưng đối với người lớn thì chúng tôi có đưa ra những chỉ số về huyết áp để các bạn theo dõi.
- Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì chỉ số bình thường nằm trong đoạn 120mmHg đến dưới 80mmHg.
- Huyết áp cao: Khi huyết áp tối đa (tâm thu) từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tối thiểu (tâm trương) từ 90 mmHg trở lên thì có thể là cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: Huyết áp thấp (hạ huyết áp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Những con số trên đây còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như giới tính và độ tuổi khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi của những chỉ số này.
Hạ huyết áp là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở cả những người khỏe mạnh do nhiều nguyên nhân tác động. Huyết áp thấp thường ở dưới mức 90mmHg, gây ra các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. Tụt…
Để đo được chỉ số huyết áp chính xác các bạn cần phải biết cách đo sao cho chính xác, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đo chính xác nhất.
2. Nguyên tắc đo huyết áp
- Người đo phải thư giãn 10 phút trước khi đo.
- Các lần đo cách nhau khoảng 2 phút.
- Trong quá trình đo không được đi dạo, bắt chéo chân hay di chuyển… vì lúc này huyết áp của bạn sẽ tăng hoặc giảm hơn bình thường.
- Trước khi đo không được ăn quá no, uống nhiều nước hoặc uống rượu bia.
- Động mạch và cánh tay phải ngang với tim.
- Không mặc áo dài tay, bó sát vào da.
Khi đo huyết áp các bạn cần lưu ý những điều trên đây để có kết quả tương đối chính xác nhất.
3. Điều trị huyết áp thấp
Nếu như không điều trị kịp thời bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng và rất dễ dẫn đến những biến chứng. Vì vậy người bệnh nên nghiêm chỉnh thực hành theo những điều dưới đây:
- Thực hiện đúng toa thuốc mà bác sĩ đã kê.
- Uống nhiều nước để tăng huyết áp và không cho cơ thể bị khô hạn.
- Không nên uống các loại nước có cồn, vì những chất này làm cho cơ thể bị thất thoát một lượng nước lớn.
- Uống cà phê hoặc trà nhưng không được lạm dụng quá mức sẽ gây tác dụng ngược.
- Chia bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ.
- Không nên đứng quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ làm cho bạn cảm thấy bị chóng mặt.
Thay vì phải đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để kiểm tra huyết áp gây tốn nhiều thời gian và chi phí, bạn có thể tự đo ở nhà bằng các loại máy đo như máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử...Vậy cách…
Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao nên chuẩn bị sẵn máy đo huyết áp tại nhà, nếu như có những dấu hiệu bất thường phải ngay lập tức đến bác sĩ để được uống thuốc, khống chế chỉ số huyết áp ở giới hạn bình thường.
Theo Khoe.online tổng hợp