Nhịp tim chậm là gì? Cách chẩn đoán và điều trị
Tác giả: huong
Nhịp tim chậm là khi dưới 60 nhịp/phút, tuy hiện tượng này không xuất hiện nhiều triệu chứng và biến chứng nhưng có thể gây ra do sự tác động của một số bệnh lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Định nghĩa nhịp tim chậm
Người trưởng thành khỏe mạnh có nhịp tim đập khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Nếu con số này dưới 55 – 60 nhịp/phút thì gọi là nhịp tim chậm. Đối với trẻ em, nhịp đập nhanh hơn người lớn, dao động khoảng 110 – 130 nhịp/phút. Khi tim của trẻ đập dưới 100 nhịp/phút thì được gọi là chậm.
Nguyên nhân
Đối với người có thể lực tốt, vận động viên thể thao thì hiện tượng nhịp tim chậm hơn người khác được coi là bình thường (khoảng 45 – 60 nhịp/phút). Tuy nhiên, phần lớn người có nhịp tim chậm chủ yếu là đang gặp những rối loạn xung điện kiểm soát hoạt động bơm của tim.
– Hiện tượng này có thể do dị tật tim bẩm sinh, tổn thương hoặc thoái hóa mô tim, tăng huyết áp, biến chứng sau phẫu thuật tim.
– Do một số bệnh lý tác động: sốt thấp khớp, sốt virus, mất cân bằng điện giải, hội chứng khó thở khi ngủ, bệnh cao huyết áp dùng thuốc.
Huyết áp bao nhiêu là thấp và bao nhiêu là cao? Khi bị huyết áp thấp thì người bệnh nên điều trị như thế nào cho nhanh khỏi? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Chỉ số huyết áp bình thường bạn đã biết chưa? Người bị huyết…
– Một số yếu tố bên ngoài: tuổi tác cao, uống rượu bia, hút thuốc, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Triệu chứng thường gặp và nguy cơ biến chứng
Nếu nhịp tim chậm ở mức độ dưới 60 nhưng vẫn trên 45 nhịp/phút thì hầu như không gây ra triệu chứng nào rõ nét. Trừ phi nhịp tim dưới 40 – 45 nhịp/phút, khi đó thiếu oxy lên não sẽ gây ra tình trạng choáng váng, hoa mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở.
Nếu không được cấp cứu sớm, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các biến chứng: ngất xỉu, suy tim, tim ngừng đập đột ngột, đột quỵ. Thậm chí tử vong là khó tránh khỏi nếu nhịp tim dưới 30 lần/phút mà các biện pháp tăng nhịp tim chẳng hiệu quả.
Chẩn đoán và điều trị nhịp tim chậm
Phương pháp chẩn đoán
– Thăm khám lâm sàng qua mô tả của bệnh nhân.
– Bắt mạch.
– Điện tâm đồ xác định bệnh nhân có bị nghẽn tim hay không.
– Theo dõi bằng thiết bị điện tim cầm tay.
– Xét nghiệm máu xem có nhiễm trùng hoặc suy giáp không.
– Theo dõi giấc ngủ đối với trường hợp nghi ngờ hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Tứ chứng Fallot là triệu chứng tim bẩm sinh với những khiếm khuyết về cấu trúc tim. Bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn tháng tuổi thứ 4 và thứ 6 của trẻ sơ sinh, gây ra những hạn chế về khả năng hoạt động của tim, ảnh hưởng…
Phương pháp điều trị
Không phải lúc nào nhịp tim chậm cũng là biểu hiện của bệnh lý. Nếu nó không đi cùng với các triệu chứng bất thường khác thì không cần điều trị.
Nếu có những dấu hiệu bất thường khác, y học có những phương pháp điều trị sau:
– Điều trị các rối loạn do nguy cơ tiềm ẩn. Có thể tim đập chậm là do hội chứng khó thở khi ngủ hoặc suy giáp. Chúng ta nên bắt tay vào điều trị những rối loạn này trước.
– Thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng nếu tim đập chậm là do tác dụng phụ của thuốc.
– Sử dụng máy tạo nhịp tim để tạo xung điện hỗ trợ tim hoạt động trở lại bình thường.
Dù là nhịp tim chậm hay nhịp tim nhanh, nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng khó thở, đau tắc ngực nào khác thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, một khi có dấu hiệu rối loạn nhịp tim kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa tim mạch để kiểm tra và thăm khám kịp thời.
Theo Khoe.online tổng hợp