Cách phát hiện và xử lý khi người thân bị đột quỵ
Tác giả: huong
Trong nhiều năm trở lại đây, số ca nhập viện vì đột quỵ đang ngày càng gia tăng đến mức chóng mặt, nhất là ở đối tượng nam giới ở độ tuổi 40 – 45. Đột quỵ xảy ra một cách đột ngột và không hề báo trước. Trong 3 giờ đầu khởi phát, nếu chúng ta không biết xử trí đúng cách thì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não – một căn bệnh xảy ra đột ngột, không hề báo trước, không có nhiều triệu chứng lâm sàng trước đó. Đây là hiện tượng gián đoạn lưu lượng máu cung cấp lên não khiến một vùng não không hoạt động. Cơ quan nào chịu chi phối bởi vùng não đó tiếp tục ngưng hoạt động. Hậu quả để lại sau các cơn đột quỵ là liệt nửa người, hôn mê và có thể tử vong.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
1. Đau đầu
Giới khoa học và các y bác sĩ cho rằng đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất và phổ biến nhất. Đặc biệt ở nữ giới khi đột quỵ thường gặp các cơn đau đầu dữ dội nhiều hơn nam giới. Nếu đau đầu nhẹ xuất hiện do căng thẳng, làm việc quá sức thì bạn đừng quá lo ngại. Thế nhưng, đau đầu đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều ngày kèm theo sốt hoặc đau cứng vai gáy thì bạn cần đi thăm khám sớm.
2. Thị lực suy yếu
Đột nhiên bạn thấy thị lực giảm hẳn một mắt hoặc cả hai mắt, có thể bạn sẽ khó nhận ra đây là biểu hiện của bệnh gì. Tuy nhiên, nếu mờ mắt kèm theo dấu hiệu lạnh chận tay, khó nói thì rất có thể đây là triệu chứng của chứng đột quỵ bạn cần cảnh giác.
3. Triệu chứng ở mặt
Thông thường, khi khởi phát chứng đột quỵ thường biểu hiện mất cân xứng ở mặt, da dả nhợt nhạt. Khi họ cười, miệng sẽ méo sang một bên, da chùn xuống.
4. Khó nói
Người bị đột quỵ thường gặp khó khăn khi nói chuyện. Họ thường ú ớ, lưỡi tê cứng, khó mở miệng nói tròn chữ, khó biểu đạt ngôn ngữ.
5. Liệt tay chân
Khi máu không lên não đầy đủ và kịp thời, có thể vùng não một bên người ngưng hoạt động. Vì vậy, có nhiều trường hợp bị đột quỵ thường bị liệt một bên người do không có cơ quan não chi phối. Cách kiểm tra: dang rộng hai cánh tay, sau 10 giây một cánh tay hạ xuống thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
6. Rối loạn nhận thức
Thường thì người bệnh bắt đầu suy giảm trí nhớ, không suy nghĩ và nhận thức được. Ngay cả người thân, họ không thể nhận ra.
Cần làm gì khi người thân bị đột quỵ?
Chúng ta cần nhớ rằng, 3 – 4 giờ đầu khi bệnh khởi phát là thời gian “vàng” để cứu người bệnh. Khoảng 2 triệu nơron thần kinh sẽ mất đi trong vòng 1 phút nếu không được điều trị. Trong khoảng thời gian này, chúng ta cần trang bị kiến thức sơ cứu đúng cách. Nếu can thiệp trễ thì biến chứng càng nguy hiểm, hậu quả càng nặng nề. Hãy nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất, càng sớm càng tốt.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, có một vài cách sơ cứu sau:
– Nếu người bệnh bị hôn mê, cần tiến hành hô hấp để cung cấp oxy ngay. Đồng thời ép tim nơi ngoài lồng ngực theo tần số thổi ngạt 2 lần thì ép tim 10 lần.
– Nếu bệnh nhân ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê: nên đặt nằm ở tư thế đầu nâng nhẹ, nghiêng một bên không liệt. Lưu ý, cần kiểm tra nhịp tim và hơi thở của người bệnh liên tục. Nếu khó thở, cần tiến hành hô hấp ngay.
– Khi người bệnh tỉnh: Không cho ăn uống bất cứ thứ gì. Đầu nâng nhẹ và đặt nằm nghiêng về phía không liệt. Lau đờm nếu dãi ra lung tung, lau sạch miệng.