Bệnh Huntington gây rối loạn thần kinh và vận động
Tác giả: huong
Bệnh Huntington gây nên nhiều rối loạn về nhận thức, vận động không tự chủ và rối loạn tâm thần. Tuy có khởi phát ở trẻ em nhưng bệnh Huntington vẫn phổ biến ở độ tuổi trưởng thành. Cứ 10.000 người có 1 người mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh ở cả nam giới và nữ giới là như nhau. Cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị căn bệnh này, mọi loại thuốc hiện tại chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà thôi.
- Cách phát hiện và xử lý khi người thân bị đột quỵ
- Cẩn thận với triệu chứng phức tạp của bệnh thiếu máu não
Bệnh Huntington là gì?
Bệnh Huntington (hay còn gọi là bệnh múa giật) là một bệnh thoái hóa các tế bào thần kinh do di truyền. Nó gây nên nhiều rối loạn sinh lý về vận động, nhận thức và rối loạn tâm thần. Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì người con cũng có 50% nguy cơ mắc bệnh này. Theo các nghiên cứu khoa học, sự lặp lại của các CAG quá nhiều so với bình thường (36 – 120 lần) dẫn đến sự rối loạn. Bệnh thường khởi phát trước 20 tuổi hoặc khởi phát ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi.
Triệu chứng, biểu hiện
1. Rối loạn nhận thức
Người bệnh Huntington mất khả năng nhận thức và kiểm soát được hành vi bản thân là đúng hay sai. Đôi khi, họ cảm thấy luôn xoay vòng trong một suy nghĩ và khó sắp xếp, khó đưa ra quyết định.
2. Rối loạn vận động
– Vận động không tự chủ, không quy luật.
– Co cứng cơ.
– Múa giật đột ngột, giật cục.
– Các động tác xảy ra đột ngột, vụng về.
– Nói ú ớ, ngập ngừng hoặc khó nói, khó biểu đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ.
– Mắt giật, cử động mắt bất thường.
– Khi bệnh nhân ngủ, trương lực cơ giảm.
3. Rối loạn tâm thần
Người bệnh thường thấy mình là người vô ích, buồn bã, thờ ơ, tránh xa mọi người. Thậm chí họ còn bị trầm cảm và có hành vi tự sát. Trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc là điều khó tránh khỏi.
Các biểu hiện khác: căng thẳng, lo lắng, run, chậm chạp…Các triệu chứng này thường diễn ra trong vòng 1 tuần đến vài tuần thì giảm.
Cách điều trị
Y học vẫn chưa có loại thuốc trị đặc hiệu bệnh Huntington. Các biện pháp cũng như thuốc có thể chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, giúp người bệnh thích nghi. Một số thuốc làm giảm triệu chứng:
– Thuốc chống trầm cảm: fluoxetin (Prozac), sertraline (Zoloft).
– Thuốc an thần, bình thần: risperidone (Risperdal), carbamazepine (Carbatrol, Epitol).
Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu…
Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp trị liệu kèm theo: điều trị tâm lý, ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu…
Người bệnh Huntington có thể dẫn đến nhiều rối loạn và khuyết tật càng ngày càng nặng. Lưu ý, một số thuốc điều trị triệu chứng có thể gây ra tác dụng phụ nên cần tham khảo ý kiến rõ ý kiến của bác sĩ. Các gia đình có người thân mắc bệnh cần nhận thức rõ về khả năng di truyền.
Theo Khoe.online tổng hợp