Nhận biết triệu chứng cao huyết áp và cách hạ huyết áp phù hợp

Tác giả: huong

Cao huyết áp là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và lứa tuổi do tình trạng huyết áp tăng đột ngột. Huyết áp tăng không chỉ là một biểu hiện sức khỏe, mà còn là một đặc tính nguy hiểm của cơ thể, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như phình động mạch não, vỡ mạch máu não, tai biến mạch máu não. Nhận biết đặc điểm huyết áp cao của bản thân, dấu hiệu tăng huyết áp và cách huyết áp kịp thời là những việc làm rất cần thiết mà bạn cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe của mình.

 

cao huyết áp

1. Huyết áp

Huyết áp được hiểu là lực đẩy tuần hoàn của máu trong mạch máu. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại đến cực tiểu và thay đổi tốc độ theo mỗi vị trí máu đi qua. Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim, giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch rồi đạt mức nhỏ nhật khi nằm trong tĩnh mạch trên con đường quay trở lại tim.

Huyết áp của mỗi người so được đo ở cánh tay vị trí mặt trong, thông qua máy đo huyết áp chuyên dụng. Cách đọc huyết áp sẽ thông qua biểu thị phân số với tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg).

Ví dụ: 140/90 mmHg hay ta thường đọc là huyết áp 140.

2. Chỉ số huyết áp

– Chỉ số huyết áp tâm thu

Thể hiện áp lực của dòng máu kháng lại sức cản của thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này đạt mức ổn định trong khoảng 100-120 mmHg.

– Chỉ số huyết áp tâm trương

Thể hiện áp lực bên trong thành động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa mỗi 2 lần đập. Thông thường, chỉ số này nằm trong khoảng 60-80 mmHg.

Có thể thấy, chỉ số huyết áp ổn định cho thấy người đó không có những biểu hiện bất thường về mặt sức khỏe. Nếu dùng máy đo huyết áp cho một người có những biểu hiện ngất xỉu, nhưng lại không thấy có huyết áp chứng tỏ người này đã tử vong.

cao huyết áp

  • Chỉ số huyết áp bình thường ở người lớn thường từ 120/80 mmHg – 139/89 mmHg.
  • Chỉ số huyết áp cao sẽ ở trên mức 140/90 mmHg và cần hết sức lưu ý, bởi nếu chỉ số vượt qua mức này những nguy cơ đột quy, tai biến mạch máu não… là rất cao.
  • Chỉ số huyết áp thấp khi ở dưới mức 90 mmHg cho huyết áp tâm thu, với những biểu hiện ngất xíu, hoa mắt, chóng mặt, tụt đường huyết

3. Triệu chứng cao huyết áp

Triệu chứng cao huyết áp là biểu hiện huyết áp đôi khi tăng cao bất thường, kèm theo những biểu hiện bất thường về mặt sức khỏe. Nếu huyết tăng nhẹ và được nghỉ ngơi kịp thời, chỉ số huyết áp lại quay trở về như cũ.

Tùy theo mức độ huyết áp tăng cao bao nhiêu mà những biểu hiện tác động đến não bộ có thể khác nhau. Nếu huyết áp tăng cao không thể kiểm soát, lượng máu truyền đến não bộ sẽ dồn dập và quá tải, dẫn đến tình trạng phình, vỡ mạch máu não vô cùng nguy hiểm.

4. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Có nhiều lý do tác động khiến cơ thể có những triệu chứng tăng huyết áp, thông thường cơ thể người đều có mức huyết áp ổn định và tùy những tác động bên trong và bên ngoài mà chỉ số huyết áp có thể thay đổi.

Có 2 dạng triệu chứng tăng huyết áp:

– Tăng huyết áp thứ phát

Do những triệu chứng bệnh nhân đang mắc phải như các bệnh về tim mạch, bệnh về thận, các chứng bệnh về nội tiết như: hội chứng Conn, hội chứng Cushing, tăng calci máu, cường tuyến giáp…

Một số nguyên nhân khác như: nhiễm độc thai nghén, tăng hồng cầu, sử dụng các loại thuốc corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo, thực phẩm tác động… cũng khiến huyết áp tăng cao.

– Tăng huyết áp nguyên phát

Với rất nhiều nguyên nhân khác nhau chưa thể xác định, một số nguyên nhân tác động có thể kể đến:

5. Những biểu hiện tăng huyết áp

Những biểu hiện huyết áp cao ở những người mới mắc triệu chứng này thường không rõ rệt. Tuy vậy khi chỉ số huyết áp ngày càng tăng lên một cách bất thường, những biểu hiện sau đây sẽ thể hiện rõ rệt triệu chứng:

cao huyết áp

  • Cảm thấy choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Mất ngủ, chóng mắt, tai ù không nghe rõ.
  • Khó thở, đau tức ngực, đỏ mặt, buồn nôn.
  • Cảm giác một số điểm trên mặt và trên cơ thể bị tê liệt, khó cử động chân tay, cơ hàm cứng, khó nói thậm chí miệng méo xệch, mắt nháy hoặc giật mắt liên tục.

Đối tượng có nguy cơ huyết áp cao

Hiện nay tỷ lệ người có triệu chứng huyết áp cao ngày càng tăng, không hạn chế số tuổi mắc phải. Một số đối tượng có thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh sau đây sẽ là tác nhân gây tăng huyết áp:

  • Người cao tuổi, huyết áp sẽ tăng nhanh theo độ tuổi, đặc biệt nam và nữ độ tuổi từ 45 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người thừa cân, đang trong tình trạng béo phì, cơ thể tích tụ nhiều mỡ.
  • Người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá khiến nguy cơ tăng huyết áp và tăng các chứng bệnh về tim mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn mặn, nhiều muối. Không ăn nhiều rau của, hoa quả, thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Không hoạt động thể dục thể thao nhiều.
  • Mắc các chứng bệnh mãn tính như tiểu đường, thận, viêm gan
  • Di truyền trong gia đình có người mắc các triệu chứng tăng huyết áp.
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.

Nhận biết những dấu hiệu tăng huyết áp bất thường của cơ thể, và hết sức lưu ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Huyết áp tăng cao luôn là nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như đứt, vỡ mạch máu não, phình động mạch não, tai biến, đột quỵ. Nhận biết những dấu hiệu tăng huyết áp và hạn chế huyết áp tăng, là những giải pháp cần thiết giúp bạn bảo toàn mạng sống.

Theo khoe.online tổng hợp