Hạ đường huyết – Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Tác giả: sites
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp khiến cho cơ thể trở nên suy yếu và không đủ năng lượng để hoạt động như bình thường. Không chỉ vậy, hạ đường huyết còn kéo theo các triệu chứng nguy hiểm khác cùng biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mà ai cũng nên đề phòng. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân cũng như cách điều trị cho hạ đường huyết mà bạn cần biết.
- Chỉ số đường huyết – Những điều cần lưu ý
- Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
- Bệnh đái tháo đường có lây không?
1. Thế nào là hạ đường huyết?
Khi lượng đường trong máu tuột xuống hơn 70 mg/dl thì sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết, căn bệnh này hay xảy ra với người bị tiểu đường và đôi khi cả người bình thường cũng bị.
Hạ đường huyết có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và thậm chí có thể là tử vong.
2. Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết do hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Vậy nguyên nhân của sự mất cân bằng này là gì? Có thể là những nguyên nhân sau đây:
- Có thể do sử dụng quá nhiều insulin hoặc uống các loại thuốc tiểu đường khác.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn khá lâu.
- Không ăn đủ lượng tinh bột cần thiết.
- Không ăn đủ lượng tinh bột.
- Chế độ ăn kiêng không được hợp lý.
- Uống quá nhiều rượu bia và nước ngọt dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bị hạ đường huyết nếu như không có mắc vào những nguyên nhân trên. Vì tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà bạn có thể bị mắc bệnh hay không, phải đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn thêm.
Những cơn đau ngực bất thường có thể là dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim, nếu không kịp thời phát hiện thì nguy cơ tử vong ở ngay trước mắt. Nhồi máu cơ tim là tình trạng xảy ra do cục máu đông làm động mạch vành cung…
3. Triệu chứng của hạ đường huyết
Những triệu chứng của hạ đường huyết thường rất dễ nhận biết, khi thấy cơ thể có những báo hiệu bất thường dưới đây thì ngay lập tức gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp:
- Những biểu hiện ban đầu gồm có đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, mệt mỏi thường xuyên.
- Người bệnh cũng hay choáng váng, hoa mắt, chân tay run rẩy, đổ mồ hôi.
- Ngay cả thị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Kèm theo đó là nói lắp.
- Ra nhiều mồ hôi bất kể là thời tiết nóng hay lạnh.
- Nếu tuột đường huyết diễn biến kéo dài thì sẽ dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bị lú lẫn, dễ kích động và có thể xuất hiện hiện tượng co giật.
- Người bị hạ đường huyết cũng có thể bị liệt nửa người, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê sâu. Đây là tình trạng nặng và khả năng dẫn tới tử vong cao.
4. Cách điều trị hạ đường huyết
Nếu chỉ bị nhẹ với những triệu chứng như mệt mỏi, đói bụng thì bạn nên ăn các loại thực phẩm nhẹ như cháo loãng hay súp. Để cung cấp lại đường cho cơ thể thì nên uống thêm một ly nước đường rồi nghỉ ngơi là được. Nhanh nhất là hãy ngậm một viên kẹo để tăng lượng đường cho cơ thể.
Khi các dấu hiệu của hạ đường huyết bắt đầu nặng hơn thì bạn cần tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài vì sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe sau này cũng như có nguy cơ tử vong.
Theo thống kê, tai biến mạch máu não là bệnh lý gây tử vong cao trên thế giới. Căn bệnh này chỉ xếp sau ung thư và tim mạch. Trong tổng số ca bệnh tai biến mạch máu não, có đến 25% trường hợp liên quan đến chứng thiếu máu não.…
5. Phương pháp phòng ngừa hạ đường huyết
Đừng chủ quan với chứng hạ đường huyết này nhé, nếu như khi bệnh ở mức độ nguy hiểm thì rất dễ dàng dẫn đến tử vong. Cho nên mỗi chúng ta cần phải có phương pháp phòng ngừa đúng đắn để có sức khỏe cường tráng:
- Với những người bệnh tiểu đường thì cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như cách dùng thuốc.
- Còn với những người bình thường thì không nên nhịn ăn và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn của mình.
- Ngoài ra thì việc tập luyện thể thao cũng rất quan trọng dù là với người bị tiểu đường hay người không bị, vận động sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng phòng ngừa hạ đườngn huyết cũng như những căn bệnh khác nữa.
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ đường thì sẽ dẫn tới hạ đường huyết, việc nay có thể khiến cơ thể gặp phải những vấn đề trong hoạt động. Do đó, ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống thì khi thấy các triệu chứng của bệnh bạn nên tới ngay bác sĩ để được chữa trị hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp