Ngộ độc rượu và những điều nên biết

Tác giả: sites

Uống rượu là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước Châu Á khác. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu không chỉ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu nếu không có cách xử lý kịp thời và đúng đắn có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết và nên biết về ngộ độc rượu.

1. Ngộ độc rượu là gì?

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới ngộ độc rượu

Bình thường khi uống rượu, gan của chúng ta sẽ mất một khoảng thời gian để chuyển hóa, chẳng hạn như trong một giờ thì gan có thể xử lý 355 ml bia, 148 ml rượu vang và 44 ml rượu mạnh. Tuy nhiên khi chúng ta uống quá nhiều rượu thì sẽ làm quá tải quá trình chuyển hóa cũng như thải trừ chất độc, điều này làm cho lượng cồn trong máu lên cao và gây ra ngộ độc rượu.

2. Nguyên nhân gây ra ngộ độc rượu

Thường là do ngộ độc ethanol và methanol có trong rượu, đặc biệt là methanol vì sẽ cho những triệu chứng giống hệt như say rượu. Khi tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn thì sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ chất độc trong khi gan lại không thể xử lý kịp và cuối cùng dẫn tới ngộ độc rượu.

3. Triệu chứng của ngộ độc rượu

Khi một người bị say rượu bình thường thì sẽ có các biểu hiện như chếnh chóng, mất thăng bằng, sự phối hợp cơ thể cũng kém kèm theo việc nói líu lưỡi, một số người còn bị buồn nôn và nôn. Ngộ độc rượu lại khác, các chất độc như methanol sẽ tấn công chủ yếu vào thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác. Do đó, người bị ngộ độc rượu sẽ có những biểu hiện ban đầu như loạng choạng, hoa mắt khá giống như khi say rượu bình thường.

Dấu hiệu của ngộ độc rượu
Dấu hiệu của ngộ độc rượu

Tuy nhiên, người bị ngộ độc rượu còn có những triệu chứng khác nữa, chẳng hạn như mệt mỏi nhiều, nôn ói, đau bụng, bụng chướng. Không chỉ vậy, với tình trạng nặng, người bị ngộ độc còn bị rối loạn cảm nhận về màu sắc, da, môi, móng tay bắt đầu bị tím tái hay tái xanh, nhợt nhạt. Nghiêm trọng nhất là khi bắt đầu có các dấu hiệu rối loạn hô hấp như thở yếu, thở chậm, thậm chí là ngừng thở, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và hôn mê. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ đưa tới tử vong.

4. Nên làm gì khi có tình trạng ngộ độc rượu?

Khi uống rượu mà bắt đầu có cảm giác chếnh choáng thì nên tìm cách nôn ra hết rồi chà xát mạnh hai bên má. Trong tình trạng nôn quá nhiều thì phải uống nước ấm để bổ sung lại lượng nước bị mất, tránh tình trạng bị rối loạn điện giải. Với những tình huống ngộ độc nhẹ thì có thể uống thêm các loại nước như nước chanh, nước cam, nước ép bưởi, sinh tố chuối… sẽ giúp giải độc. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là đưa người bệnh tới bác sĩ ngay lập tức để được điều trị đúng cách. Nhất là với những người lớn tuổi hay có bệnh lý về tim mạch thì ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim

Nên tới bác sĩ khi bị ngộ độc rượu
Nên tới bác sĩ khi bị ngộ độc rượu

Không nên cho người uống quá nhiều rượu ngủ li bì vì có thể họ sẽ rơi vào hôn mê sâu do ngộ độc, do đó, sau vài tiếng nên gọi họ dậy và ăn chút cháo loãng hay uống sữa. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc rượu dùng các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải rượu hay các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng ngộ độc nặng hơn.

5. Phòng ngừa ngộ độc rượu

Uống rượu với liều lượng vừa đủ để tránh ngộ độc rượu
Uống rượu với liều lượng vừa đủ để tránh ngộ độc rượu

Khi tiêu thụ các thức uống có cồn cần có sự lưu ý về liều lượng, nhất là phụ nữ thì càng không nên uống quá nhiều rượu vì khả năng làm chậm khả năng hấp thu rượu trong dạ dày của họ không tốt như đàn ông. Khi uống rượu cũng nên uống chậm, tạo điều kiện cho gan cũng như những cơ quan khác hoạt động và sử lý phần rượu đã hấp thu vào cơ thể.

Ngộ độc rượu rất dễ bị lầm với hiện tượng say rượu bình thường và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vì thế, bạn nên cẩn thận trong liều lượng rượu bản thân uống cũng như nếu đã thấy các triệu chứng thì cần tới ngay bác sĩ.

Theo Khoe.online tổng hợp