Ngộ độc thai nghén và những biến chứng nguy hiểm khôn lường

Tác giả: sites

Ngộ độc thai nghén là một trong những chứng bệnh chỉ phát tác trong thời kỳ thai nghén. Ngộ độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ thường có biểu hiện nghén nặng. Ở 3 tháng cuối, hay còn gọi là thời kỳ cuối thai nghén, thai phụ có triệu chứng tăng huyết áp, phù nề, protein niệu,…

Ngộ độc thai nghén nếu không được điều trị có thể sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Sản phụ bị ngộ độc thai nghén, trở sơ sinh sẽ rất dễ bị ngạt khi đẻ. Theo BS. Bích Ngọc Ngộ độc thai nghén có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây.

Ngộ độc thai nghén ở 3 tháng đầu

ngộ độc thai nghén

Bà bầu bị mất ngủ - Nguyên nhân và cách giải quyết

Giấc ngủ không chỉ cần thiết với những bình thường mà còn rất quan trọng với những bà mẹ đang mang thai. Hiện tượng mất ngủ khiến nhiều bà bầu trở nên lo lắng, mệt mỏi và có thể dẫn tới những ảnh hưởng trong sự phát triển của trẻ…

Ngộ độc thai nghén nhẹ

Ngộ độc thai nghén nhẹ, dân gian thường gọi là ốm nghén. Sản phụ thường có biểu hiện mệt mỏi, gầy gò, xanh xao, buồn nôn, lợm giọng, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe.

Sản phụ bị ốm nghén thường sợ cơm hay những thức ăn ưa thích trước đây nhưng lại thích ăn vặt, thích đồ chua và ngọt.

Hiện tượng ngộ độc thai nghén nhẹ này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần rồi mất hẳn sau tháng thứ 3.

Tình trạng này có thể làm sản phụ hơi gầy và sút đi nhưng không bị gầy yếu quá nặng.

Ngộ độc thai nghén nặng

Ngộ độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu lỳ có diễn biến khác hẳn. Sản phụ cũng có những triệu chứng của nhiễm độc nhẹ vào lúc đầu, nhưng thường sẽ xảy ra sớm hơn. Tình trạng ngộ độc này mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Sản phụ sẽ nôn nhiều và hầu như là ăn gì vào là đều nôn ra. Thậm chí đã nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do đó, thai phụ bị ngộ độc thai nghén nặng thường dẽ bị mất nước và gầy sút trông thấy.

Bà bầu bị sốt cao: Làm sao để hạ sốt nhanh mà không dùng thuốc

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cảm, sốt cao là một trong những hiện tượng sức khỏe mà bà bầu…

Ngộ độc thai nghén ở 3 tháng cuối kỳ

ngộ độc thai nghén

Phù: 2 chân bị phù, thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai nghén. Có thể phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá nhân để xem có để lại dấu lõm ngón tay hay không. Ở những thai phụ bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và 2 tay. Những sản phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác chân cao là sẽ hết phù. Cón với trường hợp ngộ độc thai nghén, phù ở chân sẽ không giảm sau khi nghỉ ngơi. Cân nặng sẽ tăng nhanh tới 500g mỗi tuần do hiện tượng tích nước trong cơ thể.

Protein niệu: nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy lượng protein niệu lớn hơn 0,3g/l, thai phụ cần được theo dõi ngộ độc thai nghén.

Tăng huyết áp: Sản phụ có ngộ độc thai nghén, ở thời kỳ cuối thai nghén, huyết áp tôi da tăng lên khoảng 30mmHg, huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi mang thai. Hoặc nếu có huyết áp trên 140/90mmHg, sản phụ cần được theo dõi và điều trị ngộ độc thai nghén.

Biến chứng của ngộ độc thai nghén

ngộ độc thai nghén

Ngộ độc thai nghén nếu không điều trị tốt có thể gây ra tiền sản giật và sản giật.

Tiền sản giật: Thai phụ bị choáng váng, mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein niệu tăng lên đến 0,5g/l. Bị phù nặng, nước tiểu ít hơn nhưng chưa có cơn giật.

Ốm nghén - Nỗi "ám ảnh" đầu thai kỳ

Ốm nghén từng là nỗi lo sợ và ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này khiến phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thể ăn uống được gì vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Tâm lý của các mẹ bầu thời…

Nếu huyết áp trên 160/100mmHg điều trị vẫn không thấy giảm thì phải lấy thai ra ngay để tránh dẫn đến cơn sản giật.

Sản giật thường sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối thai nghén trong lúc chuyển dạ và sau sinh. Thai phụ lên cơn giật, hôn mê, phù nề, huyết áp và protein niệu tăng. Sản giật thường xảy ra đối với sản phụ mang thai con so nhiều hơn là con rạ. Và thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 30 trở đi.

Khi bị sản giật, toàn thân sản phụ bị co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời và ngưng thở. Sau đó rất nhanh sẽ chuyển sang giật run, co giật ở mặt và tay chân. Sản phụ có thể cắn trúng lưỡi và sùi bọt mép, mặt tái xanh rồi chuyển thành xám xịt. Sau đó, các cơn co giật sẽ giảm dần, thai phụ sẽ bị hôn mê rồi thờ rống lên. Mạch đập nhanh hơn, các cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng sản giật này, nếu không được xử trí sẽ dẫn đến suy tim, chảy máu não, phù phổi và thậm chí tử vong.

Sản giật trước đẻ: các cơn giật có thể gây ra đẻ non, thai nhi thường bị chết. Nếu điều trị tốt, thai phụ có thể chuyển dạ bình thường và thai nhi sống.

Sản giật trong khi chuyển dạ: Cơn giật sẽ làm tử cung co mạnh. Nếu cổ tử cung sản phụ mở chậm phải xử trí bằng cách mổ lấy thai ngay.

Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, các cơn giật chỉ xảy ra vài giờ sau đẻ. Sản phụ sau khi sinh cần nằm lại để theo dõi và xử trí kịp thời để phòng ngừa các trường hợp biến chứng.

Ngộ độc thai nghén có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó để có thể phòng sản giật, thai phụ cần theo dõi và quản lý tốt thai nghén, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chú ý đi khám thai thường xuyên, định lỳ. Nếu thấy bị phù thì cần đi khám thai ngay dù chưa đến ngày hẹn để kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu và những phát hiện và điều trị kịp thời. Đảm bảo an toàn cho quá trình sinh đẻ thuận lợi.

Theo Khoe.online tổng hợp