Nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Nhiễm độc chì đang ngày càng trở thành vấn nạn lớn của xã hội. Nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến người lớn, trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ. Vậy các nguồn nào gây nhiễm độc chì trong đời sống? Biểu hiện, cách điều trị và biện pháp ngừa nhiễm độc chì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Các nguồn gây nhiễm độc chì
– Ảnh hưởng thành phần chì chứa trong môi trường đất, nước và không khí.
– Thành phần chì có trong các loại thuốc nam và thực phẩm như trong các loại đồ hộp…
– Nhiễm chì trong lao động, liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp có liên quan đến chì.
– Nhiễm chì từ việc tiếp xúc với đồ chơi có sơn chì, đạn chì…
– Ngoài ra, khi chúng ta dùng các loại mỹ phẩm cũng có thể gây nhiễm độc chì.
Biểu hiện ngộ độc chì
Ở trẻ em
Biểu hiện rõ:
– Trẻ chậm phát triển tinh thần và dễ để lại di chứng như ảnh hưởng đến trí tuệ, co giật, mù, liệt đến suốt đời.
– Trẻ biếng ăn, hay bị nôn và đau bụng.
– Hay gặp tình trạng thiếu máu
Biểu hiện kín đáo:
Trẻ chậm phát triển, khả năng nghe giảm, giảm tập trung. Còn các hành vi hung hăng, bạo lực, chống đối xã hội tăng.
Sưng hạch bạch huyết là tình trạng nổi hạch ở một hoặc nhiều vị trí bất kỳ trên cơ thể. Triệu chứng nổi hạch, sưng hạch chứng tỏ hệ thống miễn dịch đang bị rối loạn do virus, vi khuẩn tấn công. Hạch có thể nổi trong một thời gian…
Ở người lớn
– Dễ bị ảnh hưởng từ các vấn đề liên quan đến thần kinh trung ương như các tình trạng lơ mơ, dễ buồn ngủ, mất ngủ, sảng, hôn mê, co giật, mất trí nhớ, liệt…
– Miệng có vị kim loại, chán ăn, đau bụng, hay bị táo bón.
– Đau cơ, yếu cơ, đau khớp.
– Thiếu máu, trong máu của bệnh nhân có độc tính của chì.
– Giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, sinh non, giảm tình dục, thai nhi kém phát triển, dị dạng thai…
– Nếu đây là ngộ độc mạn tính sẽ biểu hiện ở nhiều cơ quan với các mức độ khác nhau, chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa.
Điều trị ngộ độc chì
– Để cơ thể ngừng tiếp xúc với nguồn chì ngộ độc.
– Chữa các biểu hiện ngộ độc như khi cơ thể bị hôn mê, co giật thì cần được cấp cứu, truyền máu…
– Tẩy độc nếu cơ thể mới tiếp xúc với chì, vệ sinh cơ thể bằng xà phòng, rửa dạ dày và ruột, tiến hành nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa…
– Sử dụng thuốc giải độc nhằm đào thải chì qua nước tiểu.
Suốt quá trình điều trị ngộ độc chì, các bạn cũng cần lưu ý thời gian điều trị có thể kéo dài nếu chì đã gắn chặt vào xương. Cần tuân thủ việc sử dụng thuốc, thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa ngộ độc chì như thế nào?
– Biện pháp thay thế bằng cách áp dụng giải pháp công nghệ thay thế hoặc giảm lượng chì pha trong xăng…
Bệnh Down hay hay hội chứng Down là hội chứng bệnh rối loại nhiễm sắc thể thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra. Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng Down cho thai nhi, trong đó yếu tố di truyền chỉ chiếm 5% trên tổng…
– Thăm khám sức khỏe, thực hiện những test sinh học định kì nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
– Trang bị hệ thống hút bụi, thải độc tại các môi trường làm việc có tiếp xúc với chì.
– Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, vệ sinh thân thể luôn đảm bảo, dùng và bảo quản quần áo bảo hộ lao động riêng biệt, khu vực chế biến thức ăn cần cách biệt nơi làm việc.
– Kiểm tra định kì nồng độ chì trong không khí tại nơi làm việc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm độc chì trong đời sống hàng ngày, do đó chúng ta cần phải chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng các biện pháp thích hợp. Tốt hơn hết, chúng ta cần thăm khám bệnh sớm nhất để điều trị bệnh kịp thời dưới sự chỉ định của bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn mọi thông tin về bệnh nhiễm độc chì.
Theo Khoe.online tổng hợp