Sưng hạch bạch huyết và cách chữa trị bệnh hiệu quả

Tác giả: huong

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng nổi hạch ở một hoặc nhiều vị trí bất kỳ trên cơ thể. Triệu chứng nổi hạch, sưng hạch chứng tỏ hệ thống miễn dịch đang bị rối loạn do virus, vi khuẩn tấn công. Hạch có thể nổi trong một thời gian ngắn và tự biến mất, hoặc cũng có thể là biểu hiện khó lường của những chứng bệnh nguy hiểm.

Triệu chứng nổi hạch ở một hoặc nhiều vị trí bất kỳ trên cơ thể.

1. Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết (Hạch lympho) là thành phần quan trọng thuộc hệ thống bạch huyết ở người. Các hạch bạch huyết ẩn bên trong cơ thể con người, có chức năng tham gia sản xuất các kháng thể và tế bào cho hệ thống miễn dịch. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ các loại virus, vi khuẩn có hại tấn công, gây ra những chứng bệnh nguy hiểm.

Một cơ thể người sẽ có từ 450 – 1,000 hạch bạch huyết nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể theo từng nhóm nhỏ. Cụ thể hạch bạch huyết nằm nhiều ở các đoạn chính của mạch máu. Kích thước của hạch thường từ 1-2cm, hình hạt đậu và có thể sưng khi cơ thể có những xáo trộn về hệ thống miễn dịch.

2. Sưng hạch bạch huyết là triệu chứng gì?

Khi cơ thể đang mắc phải một chứng bệnh nào đó, bệnh nhân có thể nhận thấy có những biểu hiện nổi hạch, sưng hạch ở một số vị trí. Hạch thường xuất hiện theo dạng nổi cộm, cứng khi ấn mạnh có thể thấy hơi đau.

sưng hạch bạch huyết
Hạch thường xuất hiện theo dạng nổi cộm, cứng khi ấn mạnh có thể thấy hơi đau.

Tùy thuộc vào chứng bệnh liên quan và vị trí nổi hạch cũng sẽ ở khu vực lân cận. Vị trí hạch thường xuất hiện nhiều nhất là ở cổ, nách hoặc sau tai. Đối với những triệu chứng thông thường, hạch có thể sưng ở 1-2 vị trí và có thể tự chìm dần sau khi hệ thống miễn dịch ổn định trở lại.

Nếu tình trạng hạch nổi ngày một nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán chính xác, vì đó là dấu hiệu nhiễm trùng đã chuyển biến nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hại đến tính mạng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

3. Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết

– Nhiễm trùng: tế bào máu trắng được tăng lên, gây ra tình trạng viêm, sưng hạch. Bệnh nhân bị nhiễm trùng, chấn thương nhưng chưa được sát khuẩn, bệnh nhận HIV, nhiễm khuẩn nấm… chính là lý do tác động.

– Tế bào bị viêm nhiễm: Gây rối loạn miễn dịch. Mắc một số chứng bệnh như Lupus, viêm khớp dạng thấp…

– Virus: Khi có virus lạ tấn công, hệ miễn dịch phản ứng lại, thường gặp khi bị cảm cúm, sốt…

– Người bị quai bị, sởi, lao…

– Người bị ung thư: Sưng hạch bạch huyết bất ngờ cũng chính là hiện tượng do bệnh ung thư xuất hiện. Các tế bào ung thư ác tính xâm nhập, di căn đến khu vực bạch huyết và tác động khiến chúng sưng lên. Tùy theo tình trạng ung thư nào, vị trí hạch bạch huyết xuất hiện cũng sẽ nằm khi vực quanh đó.

4. Các triệu chứng thường gặp

Sưng hạch bạch huyết tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mà có những biểu hiện khác nhau:

– Ho, sốt, sổ mũi… kèm theo nổi hạch bạch huyết vùng cổ, gáy, sau tai nếu bị virus xâm nhập.

– Hạch sưng vùng nách, khu vực dưới bắp tay có thể là do ung thư vú, ung thư hạch.

– Sưng hạch bạch huyết kéo dài có thể gây ra nguy cơ áp xe nhiễm trùng, viêm loét hạch bạch huyết.

– Da tấy đỏ.

– Sưng hạch ở nhiều vị trí khác nhau, tiềm ẩn nguy cơ người bệnh có thể bị ung thư.

– Hạch bạch huyết sưng bên trong có thể khiến ho nhiều.

5. Phương pháp điều trị

– Sưng hạch bạch huyết do virus gây ra không quá nguy hiểm. Các nốt hạch sưng có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần, khi lành bệnh và cơ thể tự hình thành được kháng thể đẩy lùi.

– Phương pháp điều trị thường thông qua các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Có thể dùng khăn nóng, hoặc miếng giữ nhiệt đắp lên vùng sưng hạch để giảm thiểu đau đớn và hỗ trợ giảm sưng nhanh chóng.

sưng hạch bạch huyết
Cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chuẩn đoán khi hạch xuất hiện bất thường và gây đau đớn

– Đối với những trường hợp hạch bạch huyết xuất hiện bất thường, nhấn thấy đau nhiều và thời gian sưng kéo dài. Bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chuẩn đoán. Những biểu hiện sưng hạch bạch huyết bất thường sẽ là báo hiệu tình trạng sức khỏe không được ổn định.

6. Một số cách chữa sưng hạch bạch huyết mà không dùng đến thuốc

Nếu như bạn chỉ đang ở mức nhẹ có thể chữa trị bằng những phương pháp khác mà không cần sử dụng đến thuốc:

Củ tỏi

Tỏi có tính kháng viêm và giảm sưng đau rất tốt. Bạn có thể ăn vài tép tỏi mỗi ngày để có thể trị sưng hạch bạch huyết.

Chanh

Khi sưng hạch bạch huyết làm cho bạn bị đau họng, sưng họng và thành phần của chanh có axit có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Chỉ cần bạn cho một muỗng mật ong và nước cốt chanh, hòa tan với nước ấm rồi uống.

điều trị sưng hạch bạch huyết
Chỉ cần bạn cho một muỗng mật ong và nước cốt chanh, hòa tan với nước ấm rồi uống

Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu cũng có tác dụng chữa sưng hạch bạch huyết. Chỉ cần bôi dầu thầu dầu lên vùng da bị sưng, sau đó phủ một túi nilong mỏng lên trên.

Giấm táo

Trộn 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng canh giấm táo, trộn tất cả lại với nhau vào nước ấm và uống mỗi ngày.

Hoặc bạn có thể pha một ít muối vào 1 muỗng canh giấm táo, hòa với nước ấm. Dùng nước này súc miệng vài lần.

Sưng hạch bạch huyết là những biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị một số loại virus xâm nhập. Ngay khi hạch bạch huyết có những biểu hiện sưng bất thường thì cần tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Không nên tự ý sử dụng thuốc bên ngoài để giảm thiểu khả năng sưng viêm của hạch. Sử dụng sai phương thuốc có thể tác động khiến hạch sưng nhiều hơn. Sưng hạch bạch huyết thường có tỷ lệ xuất hiện nhiều ở trẻ lúc ốm đau, hãy hết sức lưu ý và đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

Theo Khoe.online tổng hợp