Triệu chứng viêm hạch bạch huyết là gì?
Tác giả: sites
Bệnh viêm hạch bạch huyết có nguyên nhân chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn gây ra quá trình viêm nhiễm, sưng trên cơ thể bệnh nhân. Chính các vùng da bị sưng này sẽ gây cảm giác khó chịu và nếu không được người bệnh chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, điều quan trọng nhất để giảm tình trạng sưng viêm hạch bạch huyết là chúng ta phải sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bạn biết gì về bệnh viêm hạch bạch huyết? Các nguyên nhân, dấu hiệu cùng hướng khắc phục hiện tượng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Viêm hạch bạch huyết là gì?
– Là tình trạng trạng viêm hay sưng các mạch bạch huyết và được xem là biến chứng ảnh hường của bệnh nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Dấu hiệu cho thấy tính chất nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể bệnh nhân.
Viêm hạch bạch huyết có nguyên nhân từ đâu?
– Cơ thể bệnh nhân chịu tác động của bệnh nhiễm trùng cấp tính do liên cầu của da gây nên.
– Bệnh viêm hạch bạch huyết này có thể do hiện tượng nhiễm trùng tụ cầu gây ra.
– Do nguyên nhân nhiễm trùng da đang có xu hướng nghiêm trọng lên và lúc này các vi khuẩn rất dễ lây lan vào máu.
– Người có hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc viêm hạch bạch huyết.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?
– Kết thúc quá trình điều trị các bệnh ung thư.
– Tự ý ngưng dùng thuốc kháng sinh.
– Không quan tâm và không có biện pháp chăm sóc đúng cách các vết thương bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng viêm hạch bạch huyết
– Chảy nước mũi, đau họng, sốt…
– Đau hạch, đau vùng quanh tai, dưới cằm và phần trên của cổ.
– Da bị sưng đỏ.
– Sưng các chi nếu vấn đề sưng hạch bạch huyết ở sâu trong cơ thể. Ví dụ: Trường hợp sưng hạch bạch huyết sâu bên trong các bộ phận như phổi sẽ gây ho mãn tính.
Viêm hạch bạch huyết khi nào cần đi khám?
– Sưng to, sưng kéo dài hơn hai tuần.
– Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, sốt, mồ hôi ra nhiều về đêm.
– Các nút cứng bám chặt vào da và nằm yên tại một vị trí hay nếu các nút này đang phát triển ngày càng lớn dần.
– Sưng phần dưới cổ hoặc sưng gần xương đòn.
– Da vùng hạch bị viêm đỏ.
Hướng khắc phục viêm hạch bạch huyết
Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc thích hợp. Bệnh nhân còn có thể được bác sĩ yêu cầu phải xét nghiệm máu để xác định tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp làm giảm hiện tượng viêm sưng này ngay tại nhà một cách an toàn như sau:
Dùng tỏi
Từ lâu, tỏi được dân gian tin dùng trong quá trình giảm thiểu tình trạng sưng viêm hạch bạch huyết một cách hiệu quả. Nguyên nhân là do trong tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng an toàn cho các bệnh nhân.
Massage
Mật ong
Thành phần có trong mật ong có sức mạnh chống viêm rất tốt, một phương pháp giảm hiện tượng viêm hạch bạch huyết đến từ thiên nhiên rất dễ thực hiện ngay tại nhà. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp mật ong đi cùng vài giọt nước cốt chanh rồi thoa lên vùng sưng trên da sẽ phát huy tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Sữa và nghệ
Tương tự như tỏi, mật ong thì nghệ cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm viêm sưng các hạch bạch huyết vô cùng an toàn. Các bạn sẽ pha chế hỗn hợp bột nghệ kết hợp cùng sữa tươi rồi thoa lên vùng cần điều trị.
Gạc ấm
Chăm sóc bệnh nhân viêm hạch bạch huyết như thế nào?
– Tuyệt đối không được bỏ dùng thuốc kháng sinh giữa chừng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, cần thăm khám bác sĩ ngay nếu bị sốt cao thường xuyên.
– Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thông tin cho bác sĩ trong trường hợp sử dụng thuốc acetaminophen hoặc thuốc ibuprofen mà không có tác dụng giảm đau.
– Cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là phải uống nhiều nước.
– Khi có dấu hiệu vùng da bị sưng hạch bạch huyết bị nhiễm trùng ta cần sớm điều trị.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết, nếu chúng ta phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì cần phải gặp ngay bác sĩ nhằm khắc phục hiệu quả. Tránh tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả điều trị. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn bổ sung thật nhiều kiến thức về bệnh viêm hạch bạch huyết.
Theo Khoe.online tổng hợp