Nhận biết chứng ngủ rũ và cách phòng tránh

Tác giả: sites

Giấc ngủ là một điều quan trọng để cơ thể có thể lấy lại sức sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có giấc ngủ đủ và đúng giờ, điều này dẫn tới những chứng bệnh như mất ngủ hay thậm chí là chứng ngủ rũ. Chứng ngủ rũ là một loại bệnh rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh không kiểm soát được thời gian ngủ của mình. Sau đây là cách nhận biết, điều trị cũng như phương pháp phòng tránh chứng ngủ rũ mà bạn nên biết.

1. Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là một sự rối loạn giấc ngủ mãn tính
Chứng ngủ rũ là một sự rối loạn giấc ngủ mãn tính

Chứng ngủ rũ là một sự rối loạn giấc ngủ mãn tính, khiến những cơn buồn ngủ xuất hiện đột ngột vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và ở bất cứ nơi đâu mà không có một sự báo trước nào. Chứng ngủ rũ khiến người bệnh không thể kiểm soát được giấc ngủ cũng như khả năng tỉnh táo của mình và gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ

Cho tới hiện nay thì vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chứng ngủ rũ nhưng các nhà khoa học cũng khẳng định khả năng mắc phải căn bệnh này có thể là do một số yếu tố như di truyền. Ngoài ra còn có thể là do stress, nhiễm trùng hay tiếp xúc với chất độc.

3. Triệu chứng của chứng ngủ rũ

Dấu hiệu nổi bật nhất và dễ nhận ra nhất của chứng ngủ rũ là tình trạng mất kiểm soát giấc ngủ. Người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ ở mọi lúc mọi nơi, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, thậm chí cả khi đang trỏ chuyện với người khác. Cơn buồn ngủ kéo đến mà không có cảnh báo và người bệnh cũng không cưỡng lại được. Giấc ngủ có thể kéo dài vài phút hay nửa giờ, người bệnh cũng có thể được đánh thức rất dễ dàng và tỉnh táo ngay lập tức nhưng có thể rơi vào giấc ngủ trở lại rất nhanh sau đó. Điều này khiến cho người bị mắc chứng ngủ rũ khó tập trung, trí nhớ cũng giảm sút, nhất là khi triệu chứng này bắt đầu vào ban ngày.

Dấu hiệu nhận biết chứng ngủ rũ
Dấu hiệu nhận biết chứng ngủ rũ

Không chỉ vậy, chứng ngủ rũ còn gây ra mất trương lực cơ, hay còn gọi là hội chứng Cataplexy. Điều này khiến cho người bệnh không thể kiểm soát được cơ thể, họ không thể cử động hay nói khi rơi vào giấc ngủ. Người bị chứng ngủ rũ cũng có thể trải nghiệm hiện tượng giấc ngủ tê liệt, khiến họ không thể kiểm soát hoạt động di chuyển hay nói chuyện trong khi ngủ hoặc khi thức dậy. Tuy các cơn thường ngắn, chỉ léo dài một hai phút nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần cảu người bệnh. Ngoài ra, chứng ngủ rũ cón biểu hiện ở tình trạng ảo giác khiến người bệnh lầm tưởng những ig2 xảy ra trong mơ là thật sự.

4. Cách điều trị chứng ngủ rũ

Đến bác sĩ điều trị chứng ngủ rũ
Đến bác sĩ điều trị chứng ngủ rũ

Khi không kiểm soát được giấc ngủ thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đáon cũng như điều trị bằng thuốc một cách đúng đắn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên có những thay đổi trong lối sống như đi ngủ và thức dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày cũng như tránh các chất kích như rượu bia và thuốc lá, đặc biệt là vào ban đêm vì chúng có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

5. Phòng tránh chứng ngủ rũ

Có lối sống lành mạnh để phòng ngừa chứng ngủ rũ
Có lối sống lành mạnh để phòng ngừa chứng ngủ rũ

Bạn cần có một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đúng thời điểm và nhất là có một giấc ngủ đầy đủ, bạn có thể ngủ trưa để cơ thể không quá mệt khi làm việc cả một ngày dài. Hơn nữa bạn cũng nên ăn uống hợp lý và vận động bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại các yếu tố không tốt từ môi trường. Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn cũng như các chất kích thích như thuốc lá vì sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Chứng ngủ rũ không chỉ có ảnh hưởng tới cơ thể mà còn tới công việc và cuộc sống thường ngày. Khi thấy các bất thường về giấc ngủ thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và có cách điều trị đúng đắn.

Theo Khoe.online tổng hợp