Bệnh cảm cúm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tác giả: huong
Vào những ngày thời tiết có nhiều chuyển biến, nhất là những ngày giao mùa là cơ hội bệnh cảm cúm hoành hành. Bệnh này thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đối với người lớn có thể là 3-4 lần mỗi năm, nhưng đối trẻ em khi sức đề kháng còn yếu thì có thể bị 10 lần mỗi năm.
1. Nguyên nhân của bệnh cảm cúm là gì?
Có đến hơn 200 loại vi rút gây bệnh có thể gây bệnh cảm cúm nhưng loại vi rút chủ yếu dẫn đến cảm cúm là loại vi rút, loại vi rút này rất dễ lây lan.
Chỉ cần tiếp xúc với người bị cảm cúm thì người còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao, chỉ cần người bệnh hắc hơi, hoặc dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt… thì khả năng lây lan cực kỳ cao.
2. Triệu chứng của cảm cúm
Các triệu chứng của cảm cúm thường biểu hiện khi người bệnh tiếp xúc với vi rút, những dấu hiệu thường gặp như:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Ngứa họng, rát cổ
- Người mệt mỏi
- Sốt nhẹ
- Ớn lạnh
- Chảy nước mắt
- Hắt hơi
- Đau tai
- Ho dai dẳng
- Đau đầu
- Khó thở
- Buồn nôn hoặc đau bụng
- Buồn ngủ
Nếu như bạn thấy mình có những dấu hiệu như trên thì có lẽ bạn đã bị vi rút gây bệnh xâm nhập.
3. Cách phòng và trị cảm cúm
Bệnh cảm cúm làm cho người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và lâu khỏi. Chính vì vậy mà để ngăn chặn bệnh thì ngay từ ban đầu chúng ta cần phải biết cách phòng, để bảo vệ chính mình.
Ăn uống đủ chất
Chúng ta nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt nên ăn hoặc uống những loại trai cây có chứa nhiều Vitamin C như cam, quýt,… để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra nên ăn những món ăn có củ tỏi, vì trong thành phần của tỏi có khả năng miễn dịch cực kỳ tốt. Đối với người bị cảm cúm dường như không muốn ăn và dị ứng với mùi thức ăn nhưng người bệnh phải cố gắng ăn cháo hoặc súp, những đồ ăn lỏng như vậy sẽ dễ tiêu hóa và không bị ngán.
Uống nhiều nước
Theo lời khuyên của bác sĩ người bị cảm cúm nên uống nhiều nước, mà tốt nhất là nên uống nước ấm vì sẽ làm cho chiếc mũi của bạn đang bị nghẹt sẽ dễ chịu hơn.
Bạn có thể vừa uống nước ấm vừa uống bổ sung thêm nước trái cây như nước cam, chanh,… để tăng cường sức đề kháng.
Sức miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muỗi mỗi ngày 2-3 lần giúp sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Lưu ý, các bạn không được pha nước muối quá mặn, chỉ nên pha với liều lượng vừa phải hoặc có thể mua nước muối sinh lý ở tiệm thuốc tây.
Rửa tay thường xuyên
Khi người bệnh bị cảm cúm thì hệ miễn dịch dường như suy giảm nghiêm trọng, chính vì vậy mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Nếu muốn bảo vệ cơ thể an toàn thì bạn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Trước khi cầm thức ăn hay sau khi làm việc gì bạn cũng nên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để vi khuẩn không cơ hội xâm nhập vào cơ thể lúc hệ miễn dịch của bạn đang bị giảm sút.
Ăn nhiều củ tỏi
Như đã nói ở trên thì củ tỏi có tác dụng trị cảm rất hiệu quả, khi chế biến món ăn cho người bị cảm các bạn nên cho nhiều củ tỏi vào. Từ trước đến nay trong dân gian người ta hay sử dụng bài thuốc trị cảm với củ tỏi như:
- Tỏi mật ong
Băm nhỏ 2 tép tỏi rồi trộn với mật ong, trộn đều. Uống hỗn hợp này 2 lần trong ngày, hỗn hợp này có chức năng trị cảm lạnh cực kỳ tốt.
- Nhai tỏi sống
Nhai tỏi sống là cách đơn giản nhất, chỉ cần nhai khoảng 3-4 tép mỗi ngày. Cứ như vậy bạn sẽ thấy hiệu quả rất nhanh.
- Nước cam với tỏi
Nước cam có chứa nhiều vitamin C, tăng sức đề kháng, còn củ tỏi có tác dụng giải cảm tốt cho nên khi trộn 2 thành phần này lại với nhau có tác dụng trị cảm lạnh, giúp cho thân nhiệt tăng lên.
- Tỏi với nước
Tỏi băm nhỏ rồi cho vào nước ấm hoặc nước sôi để nguội rồi uống từng ngụm, cứ uống liên tục như vậy cho đến khi nào bạn hết cảm thì thôi.
Tỏi có mùi hăng hơi hăng, khó chịu, có người sẽ không chịu được mùi này nhưng vì tỏi có tác dụng trị cảm tốt mà lại không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cho nên các bạn có thể dùng tỏi để trị cảm thay vì uống thuốc.
Trường hợp người bệnh thấy tình trạng tệ hơn, nặng hơn thì các bạn nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.
Theo Khoe.online tổng hợp