Trẻ bị cảm lạnh, vấn đề đau đầu của các bà mẹ

Tác giả: huong

Thời tiết thay đổi, dịch cúm xuất hiện, cơ thể yếu… luôn khiến trẻ bị cảm lạnh thường xuyên. Cảm lạnh không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ nếu không được quan tâm, chăm sóc kịp thời. Để tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh thường xuyên, mẹ nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc hữu hiệu để giữ gìn sức khỏe cho bé.

Trẻ bị cảm

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh, hầu hết tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ xuất hiện là do sự xâm nhập của các loại virus cảm cúm, trong đó phổ biến nhất là virus rhino xuất hiện nhiều trong không khí và bụi bẩn. Khi thời tiết thay đổi (đột ngột chuyển lạnh hoặc chuyển nóng), cơ thể của bé rơi vào tình trạng suy giảm sức đề kháng khiến virus rhino phát triển mạnh mẽ hơn và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Đối với trẻ sơ sinh, nguy cơ cảm lạnh còn đa dạng hơn bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất yếu và chưa đủ khả năng để chống loại các virus cảm. Do vậy dù là một em bé khỏe mạnh được sinh ra đủ tháng, thì nguy cơ cảm lạnh ít nhất 6 lần trong năm tuổi đầu tiên là điều có thể diễn ra.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị cảm lạnh

Cũng giống với người lớn, trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như ho, cảm cúm, sổ mũi nhiều, đau đầu, kén ăn, thậm chí sốt nhẹ, hắt xì liên tục… sau vài ngày chuyển nặng sẽ có các dấu hiệu sưng họng, ho nhiều, đau nhức cơ thể và có thể biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Trẻ sơ sinh do còn quá nhỏ để có các biểu hiện rõ rệt, nên cha mẹ cần quan sát kĩ lưỡng hơn. Những biểu hiện có thể thấy là ngủ li bì, hoặc la khóc nhiều, mặt tím tái, về đêm thường thở khò khè và thâm chí có các dấu hiệu sốt cao dần, kén bú, nước mũi chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh, hoặc có màu vàng xanh.

3. Những biến chứng nguy hiểm của cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Viêm tai

Khi trẻ bị cảm lạnh, việc ứ đọng dịch nhầy trong khoang tai giữa và sau màng nhĩ thường khiến bé bị ù và đau tai. Nếu mẹ không phát hiện và làm sạch vùng khoang tai của bé, các cơn đau tai sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến bé nguy cơ bị viêm tai.

– Viêm phế quản

Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lý do là bởi triệu chứng ho có đờm của trẻ nhỏ, khiến hệ thống đường thở và phổi của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, xảy ra các tình trạng thở khò khè, khó thở thường xuyên.

Những biểu hiện để nhận biết khi bé đã bị viêm phế quản:

  • Sốt nhiều hơn 5 ngày.
  • Đau ngực khi ho, ho nhiều.
  • Thở nhanh, nhịp thở gấp gáp, tim đập mạnh.

Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, khi có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ. Lý do là vì dịch nhầy bị tích tụ quá nhiều ở phổi, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm phổi. Với những dấu hiệu:

  • Sốt trên 38 độ, liên tục trong hơn 5 ngày.
  • Thường xuyên khó thở, thở nhanh, gắng sức và ho nhiều.
  • Đau vùng ngực nhiều.

– Viêm xoang

Do vùng viêm nạc của trẻ nhỏ đang còn rất mỏng, khi bị cảm cúm vi khuẩn sẽ có dịp phát triển khiến vùng niêm mạc rất dễ nhiễm trùng, kéo theo đó là nguy cơ viêm xoang.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ sắp có dấu hiệu viêm xoang:

  • Chảy mũi nước đặc, xanh nhiều hơn 10 ngày.
  • Thường xuyên đau đầu, đau vùng quanh hốc mắt, trán, má trên. Mặt phù nề , có bọng nước ngay quầng mắt.
  • Xuất hiện nhiều ghèn.
  • Sốt, mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, lười vận động.
  • Thường dùng miệng để thở, ho có đờm, đau ngực.

4. Những lưu ý khi thấy trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm

– Sau 2-3 ngày thấy trẻ có các biểu hiện của cảm cúm, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được cho uống thuốc chữa trị phù hợp. Không nên tự cho trẻ uống các loại thuốc có sẵn tại nhà, những biến chứng sốc thuốc có thể xảy ra.

– Giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách thực hiện các biện pháp thông mũi bằng nước muối sinh lý. Tham khảo thêm cách nhỏ nước muối sinh lý ở trẻ nhỏ.

– Không cho bé hít thở trong môi trường ô nhiễm, không khí quá khô. Tốt nhất trong nhà nên có thêm máy phun sương, tạo ẩm để giúp lưu thông không khí trong phòng.

– Chỉ nên làm sạch cơ thể bé bằng nước ấm, lau qua hằng ngày vào thời điểm nắng mạnh như buổi trưa.

– Nếu thấy bé có các biểu hiện khó thở, hãy xả nước nóng nhiệt độ cao tạo phòng xông hơi tự chế và cho bé xông hơi từ 5-10 phút.

– Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu thở khò khè, khó thở kéo dài, cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ bởi có thể đây là những dấu hiệu của hen suyễn hoặc viên phế quản.

Thường xuyên tìm hiểu các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi thấy trẻ có các biểu hiện bị cảm lạnh. Là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất, trẻ bị cảm lạnh có thể tiềm ẩn những nguy cơ khó lường khi không được phát hiện kịp thời.

Theo khoe.online tổng hợp