Trẻ sơ sinh thở mạnh, thở gấp có sao không?
Tác giả: huong
Nhiều cha mẹ có con nhỏ trong giai đoạn sơ sinh cho biết thường thấy bé có những biểu hiện thở mạnh khi đang ngủ. Mặc dù thường xuyên thở mạnh nhưng trẻ lại có những biểu hiện bú và ăn ngủ bình thường. Tuy vậy một số trường hợp sau khi đưa đến bác sĩ khám thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có thực sự an toàn? Cùng tìm hiểu về những nguy cơ có thể ảnh hưởng nếu trẻ thở mạnh.
1. Nhịp thở của trẻ sơ sinh
Do trung tâm hô hấp của trẻ sơ sinh vẫn chưa thực sự hoàn thiện, do đó nhịp thở của trẻ giai đoạn vốn không hề đồng đều, có thể là những cơn thở ngắn, ngắt quãng rồi ổn định hoặc đôi khi thở hắt nhiều. Nhìn chung nhịp thở bình quân của trẻ sơ sinh sẽ từ 40-60 lần/phút, so với 12-20 lần/phút ở người trưởng thành, cho thấy nhịp thở của bé thường nhanh hơn thông thường. Tuy vậy nếu trẻ thở nhiều hơn 60 lần/phút, điều này có nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mắc viêm phổi cao.
Bên cạnh nhịp thở ở trẻ sơ sinh, nhịp tim cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại cần được cha mẹ quan tâm. Thông thường nhịp tim của trẻ thường địp ít hơn 160 lần/phút, nhưng nếu nhịp tim nhanh hơn 160 lần, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ sơ sinh đến ngay chuyên khoa để được chuẩn đoán.
2. Lý do khiến trẻ sơ sinh thở mạnh
Như đã đề cập, vấn đề trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh có thể do nhiều yếu tố đặc điểm cơ thể, sức khỏe hoặc là tình trạng tạm thời. Trẻ sơ sinh cũng có chu kì thở theo định kỳ, với đặc điểm lúc đầu là nhanh và sâu, sau đó chậm và nông hơn. Do vậy đôi khi vào ban đêm khi đang ngủ, trẻ sơ sinh cũng sẽ xuất hiện tình trạng thở mạnh, nhanh hoặc khò khè.
Nguyên nhân khiến trẻ có những biểu hiện thở bất thường như vậy là do hệ thống hô hấp của trẻ chưa ổn định, trẻ thường thở bằng mũi nhưng giai đoạn này trẻ lại hay bị nghẹt mũi, tắc mũi do nước mũi tồn đọng bên trong.
Bên cạnh đó các nguyên nhân hệ miễn dịch kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của bản thân… cũng khiến trẻ dễ dàng bị cảm cúm và hô hấp khó khăn hơn.
Khi trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh, nhưng vẫn tăng căn đều, ăn uống bình thường thì có thể đây chỉ là những triệu chứng do các nguyên do kể trên. Nhưng nếu trẻ bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần, có thể nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản là rất cao.
3. Làm gì khi thấy bé sơ sinh thở mạnh
Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh có thể là một triệu chứng thông thường, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhưng mối nguy hiểm về sức khỏe. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu thở mạnh, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Quan sát nhịp thở của trẻ thường xuyên, đặc biệt là khi ngủ. Vén áo của trẻ để quan sát nhịp thở theo cơ bụng và độ lõm trên bụng. Đếm theo lần thở và so sánh so với nhịp thở bình quân đã đề cập ở trên.
– Nhận thấy trẻ thở mạnh nhưng đôi khi là thở khò khè thì cần đưa đến bác sĩ để được chuẩn đoán.
– Trường hợp thấy trẻ có các biểu hiện ngủ li bì nhiều hơn, sốt nhẹ cũng cần đưa đến bác sĩ để chuẩn đoán bởi rất có thể bé đã bị nhiễm virus viêm phổi, viêm đường hô hấp rất nguy hiểm.
– Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ:
- Khi thấy nhịp thở của trẻ nhiều hơn 60 lần/phút.
- Lỗ mũi loe, phồng lên khi thở cho thấy trẻ đang cố gắng thở.
- Hơi thở đôi khi nghe như tiếng rít, khi áp tai sẽ thấy có tiếng the thé từ trong bụng kèm theo ho.
- Có tiếng rên rỉ cuối mỗi hơi thở.
- Các cơ ngực co bóp nhiều hơn bình thường, nhận thấy khi vén áo xem cơ bụng.
- Có những giai đoạn ngưng thở hơn 5 giây.
- Xuất hiện những biểu hiện da xanh tím, thâm môi… cho thấy máu không được nhận được đủ oxy từ phổi và bé đang có những vấn đề vô cùng nghiêm trọng về sức khỏe.
Quan sát những biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh thường xuyên và kĩ càng. Để an tâm hơn, cha mẹ cũng có thể tìm hiểu về những cách đếm nhịp thở, nhịp tim và những mẹo quan sát cụ thể hơn từ bác sĩ để có thể đảm bảo được tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Theo khoe.online tổng hợp