Mọi điều cần biết về tiêm phòng viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ

Tác giả: huong

Viêm não mô là một trong những triệu chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe về sau, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng viêm não mô cầu định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời có những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe về sau.

tiêm phòng viêm não mô cầu

1. Viêm não mô cầu là gì?

Viêm não mô cầu hay nhiễm não mô cầu, màng não cầu là một triệu chứng bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như hệ thần kinh, đường hô hấp, máu, màng tím, mắt, hệ thống đường tiết niệu và bộ phận sinh dục. Bệnh xuất hiện do khuẩn não mô cầu nhóm C lây nhiễm vào cơ thể con người và phát triển.

Là một chứng bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn tuổi sơ sinh.

2. Nguyên nhân gây viêm não mô cầu

Người bị viêm não mô cầu thường do lây nhiễm vi khuẩn Neisseria Meningitidis, với 6 nhóm gây bệnh chính là A, B, C, W135, X và Y. Đường lây nhiễm chính là thông qua đường hô hấp khi đứng gần người bệnh viêm não mô cầu, tiếp xúc với những dụng cụ người bệnh dùng như ly, tách, điện thoại, khăn mặt… hoặc sinh sống trong vùng có dịch bệnh đang phát triển. Theo thống kê, có từ 5-10% dân số mang vi khuẩn của viêm não mô cầu, tập trung ở vùng hầu họng nhưng không có những biểu hiện bệnh lý do đã được tiêm phòng từ nhỏ, một số chủng gây bệnh có thể lành tính hoặc ác tính, nhưng nguy cơ lây nhiễm chưa người chưa được tiêm phòng vẫn là rất cao.

Khi không được tiêm phòng viêm não mô cầu, nguy cơ mắc bệnh là rất dễ diễn ra và cần được chữa trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. Ở trẻ nhỏ, độ tuổi từ 3 tháng tuổi trở lên do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với một số loại virus chưa được hình thành nên nguy cơ nhiễm bệnh thường cao hơn cả. Đòi hỏi cha mẹ cần đưa trẻ tiêm phòng viêm não mô cầu ngay từ những tháng đầu đời.

3. Biểu hiện bệnh của viêm não mô cầu

Những triệu chứng ban đầu của viêm não mô cầu thường khá giống tình trạng cảm cúm khiến nhiều người lầm tưởng và tự chữa trị tại nhà.

– Những biểu hiện chính của viêm não mô cầu:

  • Sốt cao đột ngột, ớn lạnh, rét run.
  • Nhức đầu.
  • Ói mửa.
  • Thở nhanh, gấp.
  • Huyết áp thấp.
  • Da nổi các vết thâm tím, các chấm đỏ ở chân, hai bên hông, mông.

Bệnh thường phát rất nhanh và chỉ trong vòng 1 ngày là có thể chuẩn đoán chính xác được khả năng nhiễm bệnh của cơ thể.

4. Chăm sóc trẻ khi bị viêm não mô cầu

Khi thấy trẻ có những biểu hiện sức khỏe sụt giảm như trê, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và chuẩn đoán chính xác nhất. Một số phương pháp chăm sóc có thể thực hiện trong quá trình chữa trị bệnh cho trẻ:

– Cho trẻ hạ sốt thông qua hướng dẫn và thuốc của bác sĩ.

– Đặt trẻ nằm ở những nơi ánh sáng dịu nhẹ, hơi tối chứ không để ánh nắng chiếu trưc tiếp.

– Khi ói để trẻ nằm ngiêng, tránh hít chất nôn vào phổi.

5. Phòng ngừa viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ

Là một trong những điều cha mẹ nên quan tâm và thực hiện ngay ở những tháng tuổi đầu đời của trẻ nhỏ. Một số biện pháp phòng ngừa viêm não mô cầu nên được thực hiện:

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ nhỏ khi tiếp xúc với bụi bẩn, rửa sạch tay trước khi ăn bằng các loại xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh rang miệng, đánh rang mỗi ngày, sử dụng nước diệt khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Giữ gìn vệ sinh nơi trẻ nằm, ngủ, vui chơi, sinh hoạt cá nhân. Thường xuyên quét dọn, tẩy trùng nhà vệ sinh, bếp để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

– Đưa trẻ đi tiêm phòng viêm não mô cầu theo định kỳ và đúng với hướng dẫn của bác sĩ.

– Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu:

  • 2 tháng tuổi: Mũi 1.
  • 3 tháng tuổi: Mũi 2.
  • 4 tháng tuổi: Mũi 3 và tiếp tục nhắc lại vào đúng thời gian này ở 1 năm sau.
  • 18 tháng tuổi: Tiêm thêm mũi ngừa viêm màng não mô cầu tuýp A+C, nhắc lại mũi này vào 3 năm sau.

6. Những lưu ý khi tiêm ngừa

– Loại vắc-xin nhóm nào sẽ chỉ có tác dụng phòng ngừa gây bệnh cho loại virus đó, nhóm A, B, C là những nhóm virus viêm màng não mô cầu gây bệnh nhiều nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Do đó khi không dùng vắc-xin cho những nhóm virus khác, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có thể diễn ra.

– Vắc-xin viêm não mô cầu nhóm A và C cũng được sử dụng trong lịch tiêm chủng quốc gia hàng năm nhưng không thuộc nhóm bắt buộc, và sẽ có chi phí thêm.

– Chủng ngừa sẽ luôn được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn bởi nguy cơ nhiễm bệnh không hạn chế đối tượng.

Thường xuyên đưa trẻ tiêm ngữa theo lịch tiêm phòng viêm màng não cầu đúng thời gian. Không nên trĩ hoãn việc tiêm ngừa bởi nguy cơ giảm tác dụng của vắc-xin và khả năng nhiễm bệnh trong quá trình hình thành kháng thể theo vắc-xin. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm viêm màng não cầu cho trẻ nhỏ tại nhà.

Theo khoe.online tổng hợp